Infographic: Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị cúm

Người bệnh cúm cần lưu ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng với người bệnh đái tháo đường

5 nhóm thực phẩm giàu vitamin B2 nên có trong chế độ ăn

Ăn gì tốt cho tim?

Ăn uống thế nào để cải thiện giấc ngủ?

Bổ sung nước cho cơ thể

Một trong những triệu chứng phổ biến khi bị cúm là sốt, đổ mồ hôi và giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến nguy cơ mất nước. Khi cơ thể thiếu nước, các chức năng sinh lý bị ảnh hưởng, quá trình đào thải độc tố chậm lại, khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn. Vì vậy, duy trì đủ nước là điều cần thiết đầu tiên để giúp cơ thể chống lại virus.

Nước lọc luôn là lựa chọn tối ưu để cung cấp nước cho cơ thể, nhưng nếu muốn thay đổi khẩu vị, bạn có thể thử các loại nước khác như nước hầm xương, trà gừng, trà thảo mộc pha mật ong hoặc nước chanh mật ong ấm. Nước ép trái cây nguyên chất, không đường cũng là một lựa chọn tốt để bổ sung vitamin và khoáng chất.

Trong trường hợp bị cúm kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc nôn mửa, việc bổ sung điện giải cũng rất quan trọng. Các loại nước như Pedialyte hoặc đồ uống thể thao ít đường có thể giúp duy trì cân bằng điện giải, nhưng cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Những thực phẩm nên ăn khi bị cúm

Khi mắc cúm, cơ thể cần nhiều năng lượng và dưỡng chất hơn để chống lại virus. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Sau đây là một số gợi ý: 

Những thực phẩm nên tránh khi bị cúm

Bên cạnh những thực phẩm có lợi, một số thực phẩm có thể làm tình trạng cúm trở nên tồi tệ hơn, bao gồm:

- Rượu bia: Làm mất nước và suy giảm chức năng miễn dịch.

- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Gây khó tiêu, làm cơ thể cảm thấy nặng nề hơn.

- Đường tinh luyện: Làm giảm khả năng miễn dịch và kéo dài triệu chứng cúm.

- Thực phẩm chế biến sẵn: Ít giá trị dinh dưỡng, không cung cấp đủ năng lượng cho quá trình phục hồi.

 
Đào Dung (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng