1. Dấu hiệu của bệnh đột quỵ
Tê liệt chân hoặc tay, ngứa ran, tê bì, ngơ ngẩn, chóng mặt, hoa mắt, nói lắp, không thể diễn đạt ý, hay yếu, đặc biệt là ở một bên mặt hoặc cơ thể là những dấu hiệu của đột quỵ khi động mạch cung cấp Oxy cho não bị tắc hoặc vỡ, gây chết mô não.
Triệu chứng phụ thuộc vào khu vực não bộ bị ảnh hưởng. Nếu mạch máu bị nghẽn một khoảng lớn sẽ ảnh hưởng tới một khu vực não rộng, có thể gây liệt nửa người và các chức năng khác như nói và hiểu. Nếu khu vực mạch máu bị chặn nhỏ, có thể chỉ có tay, chân, hoặc mặt bị tê liệt.
Nếu phát hiện các triệu chứng này cần gọi cấp cứu ngay. Điều trị ngay trong vòng 3 giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu là tốt nhất.
2. Dấu hiệu tổn hại cơ tim
Nếu bạn nhận được một số triệu chứng như: đau hoặc tức ngực, đau ở cánh tay, hàm, hoặc cổ; đổ mồ hôi lạnh; kiệt sức; buồn nôn; nôn; muốn ngất xỉu; hoặc khó thở là những dấu hiệu bị đau tim cần gọi cấp cứu và nhập viện ngay. Các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân nhai một viên aspirin (trừ khi bị dị ứng với aspirin) để ngăn ngừa tổn hại cơ tim khi bị đau tim.
Riêng phụ nữ, người già và người bị bệnh tiểu đường có thể bị đau tim mà không có các biểu hiện đau tức ngực. Dấu hiệu ở những người này bao gồm suy nhược, chóng mặt đột ngột, tim đập mạnh, hết hơi, đổ mồ hôi, sa sầm, buồn nôn và nôn.
3. Dấu hiệu huyết khối ở chân
Bạn bị cương và đau bắp chân, đau ngực, khó thở, hoặc ho ra máu, đặc biệt sau khi ngồi lâu, như đi máy bay, ngồi ôtô trong một chuyến đi dài. Những dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên nằm sau khi phẫu thuật.
Máu thường tụ ở chân khi ngồi hoặc nằm xuống quá lâu. Nếu huyết khối xuất hiện ở chân, bắp chân có thể cảm thấy sưng, đau và cương khi chạm vào. Nếu bị đau ngực đột ngột hoặc khó thở, có thể huyết khối đã vỡ ra và mảnh vỡ qua mạch máu đến phổi, cần nhập viên cấp cứu ngay.
4. Dấu hiệu bệnh về thận hoặc bàng quang
Bất cứ lúc nào thấy có máu trong nước tiểu cần đi khám ngay dù có hay không có cơn đau.
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng bàng quang hay tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu. Những vấn đề này thường gây đau hoặc khó chịu cần được đi khám để điều trị kịp thời.
Ngược lại, khi thấy máu trong nước tiểu nhưng không thấy đau, một số người không đi khám mà ở nhà theo dõi, đặc biệt khi hiện tượng chỉ diễn ra một lần. Thực tế không nên như vậy, không đau không có nghĩa là không nghiêm trọng.
Ung thư thận, niệu quản, bàng quang, hoặc tuyến tiền liệt có thể gây chảy máu đường tiết niệu. Khi chúng còn nhỏ và chữa trị được, chúng có thể không gây đau. Vì vậy, đừng bỏ qua dấu hiệu quan trọng này bởi tiểu ra máu có thể là manh mối duy nhất để chẩn đoán sớm.
5. Dấu hiệu của triệu chứng hen suyễn
Hen suyễn biểu hiện thở khò khè hoặc khó thở. Khi cơn hen không đỡ hoặc nặng hơn, bệnh nhân cần được cấp cứu.
Nếu cơn hen không được điều trị, nó có thể gây kiệt sức cơ ngực và tử vong. Một số người bị hen thường xuyên ngần ngại không đến phòng cấp cứu vì họ đã đi rất nhiều lần trước đây, hoặc cần một người chở đi vì quá khó thở.
Vì bệnh hen làm cho việc thở khó khăn, các cơ hỗ trợ thở có thể mệt và khối lượng không khí trao đổi ở phổi sẽ giảm. Kết quả là lượng oxy giảm trong khi nồng độ CO2 trong máu tăng. Sự tích tụ CO2 trong máu làm não tê liệt, có thể làm bạn cảm thấy buồn ngủ. Bạn có thể mất sức và động lực để thở.
Chuyên gia nói rằng người bệnh thực sự đang gặp nguy hiểm. Bệnh nhân tin rằng họ đang khỏe lên khi thực sự họ đang trở nên yếu hơn.
Một trong những điều quan trọng nhất cơn hen đã kéo dài bao lâu. Nếu bạn đã phải vật lộn với cơn hen sau vài giờ không dứt, hãy tới bệnh viện để được hỗ trợ ngay.
6. Dấu hiệu bệnh trầm cảm
Các triệu chứng trầm cảm bao gồm buồn bã, mệt mỏi, lãnh đạm, lo âu, thay đổi thói quen ngủ, và chán ăn. Trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Nếu bạn có ý nghĩ tự tử, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn