Viêm cơ tim là một biến chứng hiếm gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh: Nguyễn Hiệp H+
Bộ Y tế công bố chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 với 16 đối tượng ưu tiên
Hơn 2 triệu liều vaccine Mỹ tặng về đến Việt Nam
Ưu tiên phân bổ vaccine chuẩn bị về Việt Nam cho TP.HCM
WHO đưa ra lời khuyên gì cho người tiêm vaccine COVID-19?
Theo đó, viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp sau tiêm vaccine là biến chứng hiếm gặp, được ghi nhận sau khi tiêm hầu hết các loại vaccine COVID-19 như Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca hay Janssen. Biến chứng này hầu hết gặp ở người trẻ tuổi, nam giới nhiều hơn nữ, phần lớn gặp sau mũi tiêm lần 2 (hoặc sau mũi tiêm lần đầu ở người có tiền sử mắc COVID-19).
Dấu hiệu chẩn đoán viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19
Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện sau 2-4 ngày tiêm vaccine COVID-19, cũng có thể gặp sớm hơn (12h sau tiêm) hoặc muộn hơn, gồm: Đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, có thể sốt hoặc không…
Viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp thường đáp ứng tốt với điều trị và thoái triển sau 3-5 ngày, song cũng có thể trở nặng thậm chí nguy kịch bất thường.
Dấu hiệu nặng, nguy kịch bao gồm những biểu hiện như: Phù phổi cấp, suy tim cấp, tràn dịch màng tim gây ép tim, sốc tim, các rối loạn nhịp nhanh/chậm phức tạp, ngất, thậm chí đột tử.
Khi đó sẽ có các biểu hiện tương ứng với suy tim hoặc rối loạn nhịp tim ở các mức độ vừa - nặng như mạch nhanh, không đều hoặc rất chậm, nghe tim có tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, ran ẩm ở phổi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, hạ huyết áp, đầu chi lạnh ẩm nổi vân tím…
Cách xử trí khi bị viêm cơ tim sau tiêm vaccine phòng COVID-19 thế nào?
Theo Bộ Y tế, tất cả người dân sau tiêm vaccine COVID-19 có một trong số các dấu hiệu nghi ngờ (đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim) cần được thăm khám để loại trừ viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp. Người dân cần thông báo tới đường dây nóng y tế địa phương hoặc đến bệnh viện gần nhất để được hướng dẫn và thăm khám.
Viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp sau tiêm vaccine COVID-19 chưa có điều trị đặc hiệu. Các biện pháp chủ yếu là giảm đau chống viêm, sẵn sàng điều trị hỗ trợ hô hấp - tuần hoàn khi có các diễn biến nặng hoặc nguy kịch như phù phổi cấp, suy tim cấp, rối loạn nhịp tim phức tạp, sốc tim hay tràn dịch màng tim ép tim…
Người bệnh được chẩn đoán viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp cần được điều trị và theo dõi sát (để phát hiện các bệnh cảnh nặng/nguy kịch) tại cơ sở y tế có đủ khả năng hồi sức cấp cứu tim mạch.
Khi người bệnh có các biểu hiện nặng, nguy kịch, cần chuyển tuyến đến các bệnh viện chuyên khoa tim mạch./
Bình luận của bạn