Ưu tiên phân bổ vaccine chuẩn bị về Việt Nam cho TP.HCM

Từ 0 giờ ngày 9/7, TP.HCM sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 - Ảnh: Thanh Niên

Hà Nội quyết giữ vững thành quả trong phòng, chống dịch COVID-19

WHO đưa ra lời khuyên gì cho người tiêm vaccine COVID-19?

Những điều nên làm, không nên làm khi tiêm vaccine COVID-19

400.000 liều vaccine COVID-19 Nhật Bản tài trợ về đến Việt Nam

Trên cơ sở diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, chủng virus mới Delta có tốc độ lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn với nhiều tình huống đặc thù chưa có tiền lệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thường trực Thành uỷ TP.HCM cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, bám sát tình hình dịch bệnh và đặc điểm của từng địa bàn để tổ chức triển khai kịp thời đúng quy định, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch.

Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ động phối hợp, ưu tiên phân bổ vaccine sẽ về trong tháng 7/2021 cho Thành phố, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức tiêm vaccine kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Hôm qua (7/7), Việt Nam tiếp nhận 97.110 liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNtech. Đây là lô đầu tiên trong cam kết cung ứng 31 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNtech cho Việt Nam trong năm 2021, dự kiến sẽ về thêm trong tháng 7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát khu cách ly tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM ngày 26/6/2021 - Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thành phố thực hiện tinh thần "Vừa chống dịch, vừa sản xuất", “Chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch”. Theo đó, chống dịch hiệu quả để nhanh chóng ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh, nhưng cũng tạo thuận lợi tối đa để các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhà máy và cơ sở sản xuất... tiếp tục hoạt động.

Thủ tướng yêu cầu TP.HCM liên tục cập nhật thực tế diễn biến tình hình để chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; đồng thời tiếp tục rút kinh nghiệm bổ sung, hoàn thiện các quy trình, thủ tục phòng, chống dịch cho phù hợp với thực tiễn.

Đồng thời, thành phố cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan, khẩn trương thống nhất phương án và tổ chức triển khai các giải pháp đồng bộ để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, vận tải hàng hóa giao thương giữa TP.HCM với các địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Đặc biệt, Thủ tướng nhắc việc phải có kế hoạch cụ thể để bảo đảm cung cấp kịp thời nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân trên địa bàn; Tuyệt đối không để xảy ra trường hợp có người dân thiếu ăn, thiếu mặc...

Song song với đó, thành phố cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và vận động để nhân dân hiểu, bình tĩnh, chia sẻ và tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch an toàn, hiệu quả; kiên quyết xử lý nghiêm các hoạt động thông tin xuyên tạc, gây nghi ngờ, làm rối nội bộ, nhất là các hành vi, biểu hiện cực đoan, kích động.

Chính phủ kêu gọi toàn dân phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc nhất là trong lúc khó khăn, ủng hộ, chia sẻ, hưởng ứng cùng cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

Chiều 7/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TP.HCM sẽ áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn thành phố từ 0h ngày 9/7. Thời gian áp dụng trong 15 ngày.

Từ giữa tháng 6, TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM. Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại Chỉ thị 16 và Chỉ thị 10 không có quá nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, Chỉ thị 16 yêu cầu cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng ngoài công sở, bệnh viện, trường học. Chỉ thị 16 cũng yêu cầu dừng vận chuyển hành khách công cộng, bao gồm cả xe 2 bánh công nghệ và truyền thống (xe ôm), chỉ có dịch vụ giao hàng còn hoạt động.
Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn