Suy thận: Dễ phát hiện, dễ phòng ngừa

Chạy thận nhân tạo là cơn ác mộng của những bệnh nhân suy thận mạn tính (Ảnh: than.com.vn)

10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã mắc bệnh thận

Trà đá chém gió coi chừng bị thận!

5 bước đơn giản cho thận thêm khỏe

 

Phát hiện sớm bệnh thận: Dễ!
Đây là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Nguyên Khôi - Ủy viên thường trực Hội Thận học và Tiết niệu Việt Nam.
“Cũng giống nhiều căn bệnh khác, tình trạng suy giảm chức năng thận tiến triển một cách âm thầm. Và khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh thì đã quá muộn, các chức năng của thận suy giảm gần hết. Và chạy thận là điều không tránh khỏi. Thế nhưng, chạy thận nhân tạo là một “cơn ác mộng”, bởi những tác dụng phụ mà nó đem lại song song với tác dụng thải độc. Do đó, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh thận, điều trị đúng, dự phòng kịp thời bằng các sản phẩm hỗ trợ, thực phẩm chức năng (TPCN) là giải pháp hữu hiệu nhất mà y học, đặc biệt là ngành thận, hướng tới”, PGS.TS Nguyễn Nguyên Khôi cho biết. 
Theo đó, có 10 dấu hiệu nhận biết bệnh thận:
- Tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt hoặc đổi màu;
- Phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt hay tay;
- Mệt mỏi kéo dài;
- Ngứa, phát ban ở da;
- Có vị kim loại ở trong miệng vàhơi thở có mùi amoniac;
- Buồn nôn và nôn;
- Thở nông;
- Lúc nào cũng cảm thấy lạnh;
- Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung;
- Luôn đau ở phần thấp của lưng và lan sang bên sườn.
Đau vùng thắt lưng là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh thận
Phòng bệnh khi chưa mắc bệnh
Theo PGS.TS Nguyễn Nguyên Khôi, phòng ngừa bệnh khi chưa mắc bệnh là phương thức hữu hiệu nhất để điều trị bệnh thận và suy thận mạn tính. Có rất nhiều “bí quyết” được đưa ra để phòng ngừa bệnh thận dựa trên những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Đó là:
Vận động nhiều hơn: Hoạt động thể chất tích cực, thường xuyên phát huy tác dụng cải thiện chức năng tất cả cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Ngoài ra, nhờ vận động thường xuyên sẽ dễ duy trì cân nặng hơn. Thời gian tập luyện là 30 phút/lần và 3 lần/tuần.
Giữ ấm cơ thể: Cơ thể nhiễm lạnh sẽ làm hại thận. Do đó, giữ ấm cơ thể, nhất là hai bàn chân trong ngày giá lạnh là điều cần thiết.
Không nhịn tiểu: Lưu giữ nước tiểu quá lâu trong cơ thể sẽ làm hại thận bởi vi trùng gây bệnh sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở trong bàng quang. Thói quen xấu này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của viêm đường tiết niệu. Do đó, hãy đi tiểu ngay khi cơ thể “lên tiếng”.
Thận trọng với tân dược: Một số loại thuốc tân dược (cả kê đơn và không kê đơn) sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn ở thận. Do đó, cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc và khám bệnh định kỳ.
Cẩn trọng với những bệnh liên quan: Các bệnh có nguy cơ dẫn đến suy thận là viêm cầu thận mạn, sỏi thận, cao huyết áp, đái tháo đường, viêm bàng quang… Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của các bệnh này, cần điều trị dứt điểm ngay. 
Uống nhiều nước: Mỗi ngày, thận cần ít nhất 2 lít nước để thải loại các độc tố khỏi cơ thể, bảo vệ thận và các cơ quan khác. Tốt nhất là nước lọc, nước khoáng không ga, nước chè xanh, nước thảo mộc và nước hoa quả tươi. 
Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm là cách thức phát hiện sớm những dấu hiệu bất ổn ở thận và của cơ thể để có phương án điều trị kịp thời.

 

Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu