Dị ứng có di truyền không?

Dị ứng khiến bé khó chịu, quấy khóc

Trẻ tiếp xúc với kháng sinh sớm dễ mắc các bệnh dị ứng

Tuột da toàn thân do dị ứng thuốc

Người hay bị dị ứng chớ bỏ qua những thực phẩm này!

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị dị ứng bột ăn dặm?

Chào bạn!

Bệnh dị ứng bao gồm dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn đang ngày càng gia tăng. Bệnh dị ứng thường không thể điều trị dứt hẳn và rất hay tái phát. Vấn đề phòng ngừa dị ứng cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là vô cùng cần thiết, quyết định sự phát triển khỏe mạnh của trẻ trong các giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.

Dị ứng là bệnh có tính chất gia đình, khi bố mẹ mắc các bệnh dị ứng thì trẻ cũng có khả năng bị dị ứng. Tuy nhiên cách xuất hiện các dấu hiệu dị ứng phụ thuộc vào cơ địa trẻ, môi trường sống và chế độ ăn uống.

Để phòng ngừa tiên phát các bệnh dị ứng, các chuyên gia nhi khoa khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu. Việc này có thể giảm nguy cơ viêm da dị ứng cho trẻ dưới 2 tuổi, giảm biểu hiện khò khè xuất hiện trước 4 tuổi, giảm nguy cơ mắc dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời.

Trong thời gian mang thai và cho con bú, bạn không cần phải tránh ăn thực phẩm hay gây dị ứng như sữa, trứng, đậu... mà chỉ nên kiêng những thực phẩm từng gây dị ứng cho bản thân. Với trẻ nhũ nhi có nguy cơ dị ứng trung bình và nguy cơ dị ứng cao mà không thể bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, cần bổ sung công thức dinh dưỡng có đạm thủy phân phù hợp.

Khi trẻ có biểu hiện dị ứng, nên đưa cháu đến khám tại các trung tâm dị ứng để được khám và tư vấn.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị