Dịch Covid-19: Hà Nội có thêm 4 bệnh nhân nhiễm mới

Italia là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất ở châu Âu, tăng 1.200 người trong 24h qua (ảnh Vietnamnet)

Hồi hộp, tim đập nhanh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Gợi ý chế độ ăn “chuẩn” cho người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp

Tử vi ngày Quốc tế Phụ nữ, Chủ nhật (8/3/2020)

Thực đơn cả tuần vừa ngon miệng, vừa tăng cường miễn dịch

Thế giới: 105.000 người mắc, hơn 3.500 người chết
Mới được phát hiện từ đầu tháng 12/2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc), SARS-CoV-2 hay COVID-19 đã khiến quốc gia đông dân nhất thế giới - Trung Quốc, cùng 90 quốc gia khác trên thế giới điêu đứng bởi sự lây nhiễm khó kiểm soát. Trong khi các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để phát triển vaccine phòng bệnh, thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phải lên tiếng cảnh báo về trường hợp sức khỏe cộng đồng khẩn cấp từ tháng 2/2020.
Với thế giới, tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đã bắt đầu bước vào giai đoạn thoái trào, khi số lượng người nhiễm virus giảm, số lượng người tử vong không còn nhiều như trước. Tính đến 7h sáng 8/3, Trung Quốc vẫn là quốc gia có số người mắc lớn nhất thế giới với hơn 80.000 ca mắc, 3.073 ca tử vong, 55.404 người đã hồi phục.
Tâm dịch mới dịch chuyển sang Hàn Quốc, Iran và Châu Âu khi số lượng bệnh nhân mắc mới tăng nhanh, số lượng người tử vong tăng cao. 
WHO đã công bố trường hợp sức khỏe khẩn cấp cộng đồng trước sự lây lan của SARS-CoV-2
Tính đến 7h sáng ngày 8.3, tại Hàn Quốc, số người mắc là 7.041 ca được xác nhận, 448 người tử vong. 
Tại Iran, có 5823 ca nhiễm và 145 ca tử vong (21 ca mới). Đáng lưu ý, trong số những ca tử vong mới ở Iran, có một nữ nghị sỹ mới đắc cử.
Tại Châu Âu, ổ dịch lớn nhất hiện nay vẫn là Italia với 5.883 ca nhiễm và 233 ca tử vong, trong đó có 33 ca tử vong mới. Đức có thêm 130 ca nhiễm trong ngày 7.3 nâng tổng số người nhiễm COVID-19 lên 800 ca. Pháp là 949 ca nhiễm với 16 ca tử vong. Tây Ban Nha  là 503 ca nhiễm và 10 ca tử vong...
Trong khi đó, các chuyên gia dịch tễ Châu Âu bày tỏ sự quan ngại về các biện pháp phòng dịch của chính quyền các quốc gia thành viên chưa đủ mạnh để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và nhiều quốc gia chưa sẵn sàng cho các tình huống xấu khi dịch bệnh bùng phát.
Tại Mỹ, trong ngày 7.3 có thêm 90 ca nhiễm mới nâng tổng số ca lên 409 ca nhiễm COVID-19. Số người tử vong là 19, tăng 4 ca so với ngày hôm trước.
Hà Nội: Thêm 4 ca dương tính với COVID-19
Tại Việt Nam, trong 2 ngày đã ghi nhận thêm 5 trường hợp nhiễm SARD-CoV-2, trong đó 4 trường hợp tại Hà Nội, 1 tại Ninh Bình. Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế và UBND TP.Hà Nội, còn có 1 bệnh nhân nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm. Cả 5 trường hợp đều đã được cách ly điều trị, trong đó bệnh nhân số 18 đã được cách ly tại Ninh Bình sau khi trở về từ Hàn Quốc.
Hà Nội cũng đã xác định được danh tính những người có tiếp xúc gần với 4 bệnh nhân nhiễm mới, tiến hành xét nghiệm và cách ly. Riêng với ca nhiễm 21, đã có 50 người được cách ly sau tiếp xúc gần với người bệnh, trong đó 9 người cách ly tại nhà, 41 người cách ly tại điểm cách ly.
Hà Nôi phun khử khuẩn tại khu phố Trúc Bạch - Ngũ Xã sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên
Hà Nội cũng nâng mức cảnh báo đến người dân trong việc phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời cân nhắc thông báo dịch sau ca nhiễm thứ 4 được công bố.
Trước đó, tối 6.3, Hà Nội phát hiện ca nhiễm đầu tiên là một phụ nữ 26 tuổi trở về từ Châu Âu. Ngày 7.3, 2 người có tiếp xúc gần với người này được xác định dương tính với SARS-CoV-2. Sáng 8.3, có thêm một nam giới 61 tuổi được xác định dương tính với COVID-19 đã ngồi gần nữ bệnh nhân trên trong chuyến bay về Việt Nam hôm 1.3.
Những câu hỏi thường gặp về COVID-19
Trước đó, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã đưa ra các giải đáp cảnh báo về chủng virus nguy hiểm này. 
Virus có lây từ người sang người không?
Có. Điều này xảy ra hoặc qua những giọt nước bọt hoặc chất nhầy mà một người ho hoặc hắt hơi. Hoặc thông qua bắt tay, dùng chung đồ uống hoặc vật dụng. Như vậy, rửa tay và khử trùng các vật dụng có thể giúp bạn an toàn hơn trước COVID-19.
Thời kỳ ủ bệnh của virus là bao lâu?
Với SARS-CoV-2, thời gian ủ bệnh thường từ ​​một đến 14 ngày. Trung bình, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đầu tiên sau 4.5 ngày với người lớn và 6.5 ngày với trẻ em.
Đeo khăn bịt mặt là một cách phòng ngừa COVID-19
Đeo bịt mặt có giúp bảo vệ bản thân khỏi virus?
Đeo bịt mặt được khuyến khích để phòng ngừa virus bên cạnh biện pháp rửa tay. Bạn nên đeo khăn bịt mặt khi ở những nơi đông người hoặc không gian hẹp kín như thang máy.
Đã có vaccine phòng bệnh?
Thật không may, hiện chưa có vaccine phòng ngừa SARS-CV-2.
Tại thời điểm này thì chưa. Hiện nay, điều trị chỉ mang tính hỗ trợ, nghĩa là nó tập trung vào việc truyền dịch và uống thuốc để giảm các triệu chứng. Các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus hoặc các loại thuốc khác đều đang được thử nghiệm và chỉ cho kết quả phù hợp với một số người.

Làm thế nào để phòng ngừa?

Làm theo những hướng dẫn dưới đây:

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin