Khi có dấu hiệu sốt xuất huyết người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám
Đà Nẵng: Sốt xuất huyết tăng mạnh
Cứu sống bệnh nhi sốc sốt xuất huyết, xuất huyết phổi nặng
TP.HCM đã có 3 ca tử vong do sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có được tắm, gội đầu không?
Sốt xuất huyết gia tăng ở nhiều tỉnh thành
Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, số người dân trong thành phố mắc bệnh sốt xuất huyết nhập viện từ ngày 11 – 17/11 là 690 ca. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 17.263 ca sốt xuất huyết nhập viện, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2015.
Không chỉ TP.HCM, các địa phương khác trên cả nước số bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết cũng gia tăng.
Tại Cà Mau từ đầu năm đến nay đã có hơn 1.841 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành y tế tỉnh Cà Mau cũng ghi nhận riêng ngày 20/11, tỉnh này đã phát hiện 12 ca bệnh mới, tăng hơn hôm trước đó 3 ca.
Tại Quảng Trị tình hình sốt xuất huyết cũng đang diễn biến phức tạp. Theo thống kê từ ngành y tế tỉnh Quảng Trị, tính đến ngày 21/11, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 400 ca mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, tại TP Đông Hà có 103 ca; Các huyện Vĩnh Linh 100 ca, Triệu Phong 88 ca, Hướng Hóa 45 ca…
Sốt xuất huyết đang bùng phát tại nhiều địa phương
Vì sao sốt xuất huyết lại bùng phát ở các tỉnh
Năm nay do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên thời gian nắng nóng kéo dài, không còn lạnh như mọi năm khiến đàn muỗi (có thể đang chứa virus) không bị tiêu diệt và tiếp tục phát tán mầm bệnh. Thêm vào đó, năm nay, mùa mưa tại các khu vực này đến sớm cũng là một yếu tố khiến dịch bệnh có điều kiện bùng phát phát ở các tỉnh phía Bắc.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng: "Sự bất thường của hiện tượng El Nino sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sôi và phát triển. Cả hai loại muỗi Anopheles minimus và Anopheles dirus (vật chủ chính truyền bệnh sốt rét) và muỗi Aedes Aegypti (trung gian truyền bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết - DHF) đều phát triển lý tưởng ở nhiệt độ 25 - 32 độ C".
Nguyên nhân dịch bệnh sốt xuất huyết cao ở khu vực miền Trung là do thời tiết biến đổi bất thường: Năm nay hầu như không có một cơn bão nào vào khu vực miền Trung. Khí hậu rất thích hợp cho muỗi phát triển.
Sốt xuất huyết theo mùa ở các tỉnh phía Nam và Đồng bằng Sông Cửu Long rải từ tháng 5 đến tháng 11 và đỉnh là tháng 8. Nhưng 5 năm lại đây có sự biến đổi thời tiết, đỉnh dịch bệnh đã chuyển sang tháng 9 và kéo dài đến tháng 12.
Hiện tượng El Nino bất thường gây bùng phát dịch sốt xuất huyết
Nguyên nhân sốt xuất huyết không đồng đều giữa các miền, các khu vực và thậm chí trong tỉnh, so các tỉnh chưa cao lắm nhưng so trong tỉnh thì tăng vọt so năm trước. Sự khác biệt do có vấn đề hậu quả tình trạng xâm nhập mặn.
Ngoài những nguyên nhân khách quan như biến đổi khí hậu thì còn có những nguyên nhân chủ quan. Đó là nhận thức của người dân phải chuyển thành hành động cụ thể trong việc diệt muỗi, diệt loăng quăng nơi mình sống.
Phòng chống sốt xuất huyết như thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, có thể gây chết người tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cho đến nay, chưa có vaccine phòng và không có thuốc trị bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, muốn phòng bệnh cần diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng), loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy/loăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà của và quanh nơi ở thật sạch sẽ, không để có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi. Những nơi thường xuyên có nước như bình hoa cần được súc rửa mỗi ngày.
Muốn phòng bệnh sốt xuất huyết cần diệt muỗi và bọ gậy
Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Và khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà để phòng những nguy cơ cho sức khỏe do sốt xuất huyết gây ra.
Người bị sốt xuất huyết nếu ở trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi, cho uống nhiều nước, dung dịch oresol, nước trái cây. Cần lưu ý, người bệnh nên ăn các món có nước và mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và hạ sốt bằng Paracetamol, lau mát khi sốt cao. Gia đình cần theo dõi người bệnh nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết hoặc diễn biến nặng (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa đến bệnh viện ngay.
Ngoài Paracetamol, không cho bệnh nhân uống các loại thuốc khác hoặc cạo gió theo phương pháp dân gian gây biến chứng khó lường. Đặc biệt, hành động cạo gió sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân vì có thể gây xuất huyết trầm trọng.
Bình luận của bạn