Người dân tại các khu đô thị hóa nên chủ động các biện pháp phòng ngừa dịch sốt xuất huyết
El Nino năm 2017 có thể gây bùng phát dịch sốt xuất huyết, Zika
Sốt xuất huyết và sốt virus: Trẻ bị sốt khi nào cần đi viện?
4 cách đơn giản phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả
Nguồn gốc, nơi sản xuất của viên uống chống nắng Beasun!
Dịch sốt xuất huyết tại các khu đô thị hóa
6 tháng đầu năm nay, dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bến Tre… Riêng ở Hà Nội, mùa dịch thông thường rơi vào tầm tháng 9 - tháng 11, nhưng năm nay mùa dịch bắt đầu sớm từ tháng 5 với trên 2.000 người mắc bệnh, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, dịch sốt xuất huyết đang có xu hướng dịch chuyển tới các khu vực tập trung đông dân cư, đặc biệt là các khu đô thị.
Dịch sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh thành
Tại Hà Nội, dịch sốt xuất huyết tập trung tại các khu vực đô thị hóa mạnh mẽ, nhiều nhà cao tầng mới, đang được xây dựng như quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hoài Đức, Thanh Xuân.
Tại khu vực phía Nam, dịch sốt xuất huyết đang dịch chuyển từ Tây Nam Bộ sang các tỉnh có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM.
Mối liên hệ giữa sốt xuất huyết và đô thị hóa
Muỗi có thể sinh sản tại các vũng nước đọng trong bánh xe, túi nilon, chậu cây...
Tình trạng tập trung, lưu chuyển người: Các khu đô thị luôn thu hút nguồn lao động mới, gây ra tình trạng lưu chuyển người giữa các vùng không có dịch và vùng dịch lưu hành. Mật độ dân cư tập trung đông tại những khu vực đô thị hóa nhanh cũng là điều kiện dịch sốt xuất huyết dễ lây lan, bùng phát.
Hình thành các vật chứa nước “nuôi” muỗi mới: Lối sống tại các khu đô thị vô tình tạo ra nhiều vật chứa nước mới, thuận lợi cho sự phát triển của loăng quăng/bọ gậy và muỗi truyền bệnh. Các vật chứa này có thể kể đến túi nilon, bánh xe, chậu cây cảnh (đặc biệt là cây thủy sinh), chai lọ, lon nước ngọt… khó xử lý và kiểm soát hơn so với các dụng cụ chứa nước sinh hoạt chung trước đây như lu, chum, vại.
Ngoài ra, muỗi cũng có thể đẻ trứng trong các ống thoát khí, bình chứa nước sinh hoạt, máng thoát nước trên mái tôn và đặc biệt là tại vũng nước đọng của điều hòa nhiệt độ - thiết bị mà hầu như nhà nào cũng có.
3 địa điểm dễ bùng phát dịch tại các khu đô thị hóa
Khu nhà bỏ hoang, công trường xây dựng: Các bể chứa nước không có nắp đậy của các khu đô thị, biệt thự bỏ hoang có thể chứa nhiều nước mưa, khiến bọ gậy và muỗi dễ dàng sinh sôi. Các khu công trường xây dựng tập trung nhiều công nhân, người lao động nghèo cũng có thể là một nguồn lây bệnh lớn.
Các khu nhà trọ ẩm thấp: Các khu nhà trọ giá rẻ thường được sinh viên thuê trọ. Tuy nhiên nhiều khu nhà trọ đã cũ, ẩm thấp tạo điều kiện cho muỗi phát triển nên rất dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Bệnh viện: Nhiều bệnh viện chưa cách ly triệt để các bệnh nhân sốt xuất huyết, cũng như chưa có cách xử lý muỗi đúng cách là nguyên nhân khiến dịch dễ bùng phát.
- Đi viện khám ngay khi thấy các triệu chứng sốt xuất huyết như sốt cao, đau đầu, có xuất huyết dưới da hoặc chảy máu bất thường.
- Chủ động tìm và loại trừ, đậy kín các vật chứa nước; chủ động diệt muỗi bằng bình xịt muỗi, vợt điện…
- Tránh muỗi đốt bằng cách thoa kem chống muỗi, nhang muỗi, ngủ màn, dùng lưới ngăn muỗi…
Bình luận của bạn