Dịch sốt xuất huyết gia tăng khi mùa mưa tới

Phun muỗi diệt nguồn bệnh sốt xuất huyết

Hà Đông xuất hiện 7 ổ dịch sốt xuất huyết Dengue

4 tháng tuổi đã sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm như thế nào?

​Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu qua đời vì sốt xuất huyết

Số người nhập viện gia tăng

Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 362 ca mắc sốt xuất huyết, cao gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2014, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Các quận Hà Đông, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì có số trường hợp mắc sốt xuất huyết cao. Gần đây nhất, quận Hà Đông đã ghi nhận 7 ổ dịch với 40 trường hợp mắc rải rác tại 6 phường trên địa bàn, riêng phường Phúc La có đến 22 trường hợp.

Trong khi đó, tại TP.HCM, theo báo cáo của Sở Y tế thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2015 đã có hơn 4.600 ca sốt xuất huyết, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng tuần, có gần cả trăm ca nhập viện vì sốt xuất huyết, trong đó có những ca nặng dẫn đến tử vong. Số bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện cũng gia tăng.

Mùa mưa là thời điểm bùng phát bệnh sốt xuất huyết

Theo các bác sỹ, thông thường vào đầu hoặc cuối mùa mưa, nhiều người thường chủ quan với bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy nhiều trường hợp sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng bệnh đã trở nặng. Biểu hiện của người bị sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 – 7 ngày, ngoài sốt cao bệnh nhân còn có các triệu chứng như đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp và có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: Da đỏ xung huyết, ban xuất huyết, chảy máu chân răng, chảy máu mũi… Những trường hợp nặng, bệnh tiến triển dẫn tới tình trạng sốc: Huyết áp tụt nhanh, hôn mê và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

Tránh nhầm sốt xuất huyết với các bệnh khác

Sốt xuất huyết dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh có biểu hiện sốt như sốt rét, sốt phát ban.

Do bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét có triệu chứng ban đầu thường là sốt cao, run lạnh nên khó phân biệt. Để chẩn đoán người bệnh bị sốt rét hoặc sốt xuất huyết cần dựa thêm vào yếu tố dịch tễ và làm một số xét nghiệm xác định. Về dịch tễ, người thăm khám cần hỏi kỹ người bệnh có đang sống ở vùng sốt xuất huyết hoặc vừa từ vùng sốt xuất huyết trở về hay không? Các bác sỹ khi thăm khám nên cho bệnh nhân làm xét nghiệm để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ. Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có số đặc trị nên khó có thể lường trước diễn biến bệnh. Bệnh nhân khi phát hiện sốt xuất huyết nên nhập viện sớm để nhận được sự hỗ trợ kịp thời trước khi diễn tiến bệnh bất thường.

Mọi người cũng thường nhầm lẫn sốt xuất huyết với sốt phát ban. Sốt xuất huyết cũng như sốt phát ban ở giai đoạn đầu không có sự khác biệt nhiều về triệu chứng. Trong 3 ngày đầu, sốt xuất huyết có các triệu chứng như sốt phát ban đó là sốt, sổ mũi phát ban. Vì  giai đoạn đầu rất khó phân biệt 2 bệnh nên mọi người cần lưu ý khi bị sốt từ hai ngày trở lên phải luôn cảnh giác với sốt xuất huyết.

Phòng chống sốt xuất huyết như thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, có thể gây chết người tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cho đến nay, chưa có vaccine phòng và không có thuốc trị bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, muốn phòng bệnh cần diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng), loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy/loăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà của và quanh nơi ở thật sạch sẽ, không để có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi. Những nơi thường xuyên có nước như bình hoa cần được súc rửa mỗi ngày.

Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi.

Huyền Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội