Hiếm như... rau an toàn!

Trang trại hữu cơ (Organica) của công ty CP Thương mại – Dịch vụ Mùa tại Đồng Nai

Vùng rau VietGAP: Trồng, phun thuốc, bán... không ăn

Khuyến cáo chọn và rửa rau an toàn

Rau an toàn = Phun thuốc cực độc + thu hoạch trong ngày?

Rau an toàn: Chỉ hướng dẫn, khó kiểm soát!

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến năm 2015, cả nước có tổng diện tích canh tác rau khoảng hơn 881.000 hec ta, sản lượng đạt 15 triệu tấn rau các loại. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 4%/năm. Tuy nhiên, diện tích rau an toàn, rau VietGAP chỉ chiếm dưới 10%. Chính vì vậy, người tiêu dùng vẫn phải sử dụng các loại rau chưa đạt chất lượng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mặt khác, rau an toàn, rau VietGAP do chưa có kênh phân phối, chưa có nhận diện thương hiệu, khó kiểm soát trên toàn chuỗi nên thường bị đánh đồng với những loại rau chưa đạt chất lượng khác. Từ đó, khiến cho người tiêu dùng mất lòng tin, không biết phải mua rau đảm bảo chất lượng ở đâu, hệ lụy đến người làm rau theo tiêu chuẩn.

Hơn nữa, nhiều tiêu chí trong quy trình VietGAP rất phức tạp, khó áp dụng ngoài thực tế, kinh phí chứng nhận cao, khoảng 30 - 40 triệu đồng/ha nhưng không được Nhà nước hỗ trợ tái chứng nhận nên việc duy trì, phát triển sản xuất theo VietGAP còn hạn chế. 

Kinh phí để đáp ứng rau VietGAP rất cao và không được Nhà nước hỗ trợ tái chứng nhận

Theo ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, người tiêu dùng chỉ phân biệt được rau an toàn khi có tem nhãn nhận diện của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có rất ít doanh nghiệp tham gia vào sản xuất rau an toàn do lợi nhuận thấp, rủi ro cao, bởi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, rau dễ thối hỏng, hư hao.

Qua thanh kiểm tra, ngành chức năng phát hiện một số hoạt chất phun trừ sâu bệnh nằm trong danh mục bị cấm sử dụng trong sản xuất rau. Đặc biệt, một số hộ nông dân, trang trại tuy có đăng ký mô hình sản xuất rau an toàn, song trong công đoạn trồng rau, người sản xuất quá lạm dụng bón phân cho rau phát triển nhanh, đặc biệt là việc bón đạm với liều lượng quá giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Để có sản phẩm rau an toàn, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc nâng cao nhận thức của người dân và lợi ích của việc dùng rau an toàn, việc tổ chức sản xuất, thanh tra, kiểm soát chặt quá trình sản xuất rau an toàn và giải quyết triệt để dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng là giải pháp quan trọng để đảm bảo phát triển ngành rau an toàn.

Được biết, hiện Bộ NN&PTNT đang rà soát lại toàn bộ quy định về chứng nhận rau VietGAP và rau an toàn. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất, gom nông hộ vào tổ hợp, hợp tác xã để vừa dễ quản lý, vừa kết nối được doanh nghiệp tiêu thụ, đảm bảo đầu ra cho nông dân. Từ đó, mới giúp ổn định và mở rộng diện tích trồng rau VietGAP, rau an toàn, vừa nâng cao thu nhập cho người trồng và cũng tạo lòng tin với người tiêu dùng.

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn