Nọc độc của nhện có thể giúp điều trị đột quỵ?

Nhện được vắt sữa bằng cách sử dụng pipet hút chất độc của chúng.

Cuộc chạy đua với 'thần chết' để cứu bệnh nhân đột quỵ tắc mạch não

Ăn mặn, bị tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ không?

Làm thế nào để phát hiện dấu hiệu sớm của đột quỵ?

Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ đột quỵ

Các nhà khoa học đã tìm thấy một liều duy nhất của protein H1a hiệu quả trên chuột thí nghiệm. Họ nói rằng nó cho thấy “lời hứa tuyệt vời điều trị đột quỵ trong tương lai”, nhưng chưa được thử nghiệm đối với con người.

Hiệp hội Stroke cho biết nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu nhưng nó sẽ “hoan nghênh bất kỳ điều trị nào có khả năng làm giảm thiệt hại do đột quỵ”.

Các nhà nghiên cứu từ đại học Queensland và đại học Monash đã đi du lịch đến đảo Fraser ở Úc để săn lùng và bắt giữ ba con nhện có nguy cơ tuyệt chủng ở Úc.

Sau đó, họ mang con nhện trở lại phòng thí nghiệm của mình để “vắt sữa”. Điều này đồng nghĩa với việc bắt chước con nhện phóng thích nọc độc của nó, sau đó hút bằng pipet.

Các nhà nghiên cứu nói rằng chất đạm “cung cấp mức độ bảo vệ đặc biệt trong tám giờ sau khi khởi phát đột quỵ”.

Các nhà khoa học đã mài mòn một protein trong nọc độc và tạo lại một phiên bản của nó trong phòng thí nghiệm. Sau đó họ tiêm H1a này vào chuột thí nghiệm và nhận thấy rằng các protein chặn các kênh ion acid cảm trong não - là động lực chính của tổn thương não sau đột quỵ, theo các nhà nghiên cứu.

Giáo sư Glenn King - người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết loại protein này cho thấy lời hứa tuyệt vời như một phương pháp điều trị đột quỵ trong tương lai. “Chúng tôi tin rằng trong lần đầu tiên này có thể tìm thấy một cách để giảm thiểu những ảnh hưởng tổn thương của não sau một cơn đột quỵ”.

H1a thậm chí còn cung cấp một số bảo vệ cho vùng não cơ bản bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thiếu oxy, điều này thường được coi là không thể khôi phục do sự chết tế bào nhanh do đột quỵ. 

Nghiên cứu được công bố trong lễ kỷ niệm của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia. Tiến sỹ Kate Holmes - Phó GĐ nghiên cứu tại Stroke Association cho biết: “Chúng tôi không có một bức tranh chính xác về những gì xảy ra trong bộ não của con người từ nghiên cứu này. Do đó hiện tại chưa rõ liệu đây có phải là một phương pháp điều trị thành công cho con người trong tương lai. Chúng tôi hoan nghênh bất kỳ phương pháp điều trị nào có khả năng làm giảm thiệt hại do đột quỵ, đặc biệt nếu điều này có lợi cho những người không thể đến bệnh viện một cách nhanh chóng”.

“Các phương pháp điều trị hiện tại phải được thực hiện trong một khoảng thời gian, và còn quá sớm để chúng ta biết liệu nghiên cứu này có thể đưa ra một giải pháp có thể thay thế cho bệnh nhân đột quỵ hay không”.

“Chúng tôi kêu gọi đột quỵ được coi là một trường hợp khẩn cấp, có thể đến bệnh viện sau đột quỵ, điều trị sớm hơn có thể cải thiện sự sống còn và giúp phục hồi”, Tiến sỹ Kate Holmes cho biết.

Đột quỵ là một cuộc tấn công não xảy ra khi lượng máu được cung cấp cho một phần của não bị cắt hoặc có máu chảy ra trên não. Cứ mỗi hai giây, trên thế giới sẽ có một cơn đột quỵ. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp và gây tử vong rất cao. Gánh nặng bệnh tật liên quan đến đột quỵ, tàn tật và tử vong sẽ sớm tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội