Giải pháp nào cho bệnh viêm đại tràng mạn tính?

Viêm đại tràng mạn tính có thể gây ung thư đại tràng (Ảnh: Internet)

Có nên dùng TPCN để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng?

Những điều cần biết về viêm đại tràng màng giả

Bệnh đường tiêu hóa – chớ lơ là

Bệnh đường tiêu hóa: Dễ mắc khó chữa

Những cơn đau quặn, âm ỉ

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đại tràng mạn tính là do ăn uống kém vệ sinh, không điều độ, ăn uống nhiều thức ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn sống lạnh, cay nóng, uống nhiều rượu bia... Có khi vì quá nhạy cảm với thức ăn, hoặc phản ứng tự miễn của cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm, tổn thương khu trú hoặc lan toả ở niêm mạc đại tràng với các triệu chứng lâm sàng như:

Rối loạn đại tiện: Chủ yếu là phân nát, lỏng một hoặc nhiều lần trong ngày, phân có thể có nhầy máu hoặc không. Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực). Mót rặn, sau đi ngoài đau trong hậu môn.

Đau bụng: Xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng góc gan, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng. Đau thường quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót đi ngoài, đi ngoài hoặc đánh hơi được thì giảm đau. Cơn đau dễ xuất hiện khi căng thẳng, lo lắng, ăn uống thất thường.

Ngoài hai trệu chứng chính như trên ta còn có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.

Điều trị toàn diện 

Vì là bệnh mạn tính nên người bị viêm đại tràng cần kiên trì và tuân thủ nguyên tắc điều trị của các bác sỹ chuyên khoa. Đồng thời, kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để giảm mức độ bệnh và phòng bệnh tái phát.

Thực phẩm tanh, khó tiêu, bia rượu là "kẻ thù" của bệnh viêm đại tràng mạn tính. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia tiêu hóa, người bị viêm đại tràng mạn tính cần kiêng sử dụng các loại thực phẩm tanh, đồ ăn khó tiêu, rượu bia, thuốc lá… Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày và thay đổi môi trường sống nhằm giảm căng thẳng, lo âu.

Bác sỹ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện 108 cho biết: “Nguyên tắc điều trị bệnh viêm đại tràng phải đảm bảo tính toàn diện, nghĩa là ngoài việc dùng thuốc cần phải kết hợp các biện pháp xoa bóp bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt, luyện tập thể dục, đảm bảo ngủ đủ giấc, đời sống tinh thần thoải mái. Một số thảo dược cũng có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính như bạch truật, bạch phục linh, đẳng sâm, hoàng kỳ, hòe hoa, sa nhân…  Người bệnh cũng có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên để cải thiện tình trạng bệnh".

Tràng Phục Linh
 

Thành phần: ImmuneGamma, cao bạch truật, cao bạch phục linh
Công dụng:
- Giúp cần bằng hệ vi khuẩn có ích cho đường ruột, tăng cường sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Phòng và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính.
- Khắc phục những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa.
Hướng dẫn sử dụng
- Phòng ngừa và tăng cường sức đề kháng: 4 viên/ngày, chia 2 lần.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính: 6 viên/ngày, chia 2 lần.
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
- Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất.
NSX: Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC)
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Linh Ly H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sản phẩm