Đầu năm "đi chợ đánh nhau" để cầu may

Mùng 6 Tết nhiều người lại về Đông Sơn tham gia phiên chợ Chuộng

Món ăn bài thuốc tăng cường sinh lý nữ cho mỗi ngày thêm vui

Nao lòng với chợ Tết thời bao cấp

Muôn hình vạn trạng tiền hình khỉ lì xì Tết Bính Thân

Làm mứt vỏ cam ngon dẻo cho ngày Tết thêm vui

Người xưa kể lại rằng, phiên chợ Chuộng ra đời từ câu chuyện lịch sử vào mùng 6 Tết, thời Lê có một vị vua chạy giặc qua khúc sông này thì gần như sức cùng, lực kiệt. Trước mối nguy nan cận kề, nhân dân đã giúp vị vua này thay đồ, giấu vũ khí, tổ chức trao đổi mua bán như một phiên chợ nhằm che mắt giặc. Khi quân giặc đến nơi không thấy gì liền chủ quan, vua phát lệnh, người dân dùng vũ khí giấu sẵn tấn công khiến quân giặc không kịp trở tay. Năm đó, người dân trong vùng gặp mưa thuận, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công đó và cũng là để “cầu may” nên cứ đến ngày mùng 6 Tết hàng năm, người dân quanh vùng tụ tập về bên bến sông để họp chợ. Dần dần phiên chợ lưu truyền suốt từ đời này đến đời khác và cho đến tận hôm nay.

Mặt hàng được bán nhiều tại chợ Chuộng là cà chua

Chợ Chuộng được tổ chức tại khu vực bãi bồi, nằm ven bên sông Hoàng thuộc địa phận đội 5 (xóm Giang), xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn. Từ 5 giờ sáng ngày mùng 6 Tết, chợ Chuộng đã tấp nập người ra vào, càng về trưa lại càng đông, với hàng ngàn người dân từ các xã lân cận của các huyện: Đông Sơn, Triệu Sơn, Thiệu Hóa và Thọ Xuân cùng du khách thập phương đã tụ tập tham gia phiên chợ Chuộng cầu may. 
Với người dân nơi đây, đến tham gia phiên chợ Chuộng đầu năm họ sẽ trút bỏ những xui xẻo và gặp được nhiều may mắn trong năm mới. Cũng vì vậy, mà ông bà xưa vẫn truyền miệng nhau: “Chết bỏ con, bỏ cháu/Sống không ai bỏ mồng 6 chợ Chuộng”. Họ tâm niệm, nếu ai bỏ lỡ phiên chợ Chuộng thì cả năm ấy làm ăn thất bát, gặp nhiều rủi ro. Như thành một phong tục, cứ mồng 6 Tết, già trẻ, gái trai khắp nơi trong vùng lại tìm đến chợ Chuộng để cầu may. Con cháu ở xa về ăn Tết vẫn thường nán lại đi phiên chợ.
Điều đặc biệt của phiên chợ Chuộng là năm nào phiên chợ có... đánh nhau càng to thì năm đó nhân dân trong vùng sẽ càng gặp nhiều may mắn. Mặt hàng được bán tại chợ là nông sản đặc trưng của vùng trong đó phải kể đến cà chua, một loại hàng hóa đặc biệt được bán rất nhiều tại phiên chợ để làm vũ khí ném nhau. Tuy nhiên, những năm gần đây, phiên chợ này đã có nhiều biến tướng, có nhiều người đã lợi dụng vào phiên chợ để trả thù nhau, nhất là thanh niên giữa các làng thường có mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, năm nào tại chợ Chuộng cũng có những trận đánh nhau lớn. Người đến phiên chợ mua may bán rủi càng đông thì các vụ đánh nhau càng nhiều. Vì thế đã có nhiều người đi chợ bị đánh đến trọng thương.
Ông Lê Văn Dũng (70 tuổi, xã Đông Hoàng), kể: “Xưa kia, các cụ đến phiên chợ Chuộng lịch sự, nho nhã lắm. Vũ khí chiến đấu chỉ độc rau, củ quả như cà chua, bắp cải, su hào... chứ không có gậy gộc, gạch, đá, dao, kiếm như bây giờ...”.
Để ngăn chặn không để việc đánh nhau cầu may gây ra hậu quả nghiêm trọng, những năm gần đây Công an huyện Đông Sơn đã tăng cường lực lượng, phối hợp cùng chính quyền địa phương bảo đảm an toàn cho người dân tham dự phiên chợ vì vậy du khách thập phương có thể an tâm khi đến với chợ Chuộng.
Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa