Đối thoại với Thượng đế: Đau khổ là gì?

Cuốn Đối thoại với Thượng đế do Nhã Nam phát hành (ảnh Việt An)

Ra mắt Viện Thực phẩm chức năng với lợi ích cho sức khỏe cộng đồng

Những lưu ý khi ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe của bạn

Phòng viêm phổi ở người cao tuổi mùa lạnh

Sôi động cuối tuần với loạt điểm vui chơi Halloween

Trích chương 6 - Đối thoại với Thượng đế - Nhã Nam phát hành

Là một cuốn sách phi hư cấu và có đề tài tôn giáo, nhưng Đối thoại với Thượng đế đã được dựng thành một bộ phim nổi tiếng, còn tác giả Neale Donald Walsch thì lừng danh khắp thế giới, thậm chí còn có cả một blog cá nhân rất đông người đọc. Từng ấy thông tin đã nói lên mức độ hấp dẫn của cuốn sách, nơi suy tư siêu hình được diễn giải bằng một giọng văn hài hước nhẹ nhõm mà không bất kính, và Thượng đế đáp lời một con người phàm tục bằng lối nói giản dị, gần gũi, nhiều khi bông đùa. Ý tưởng về tác phẩm hết sức đặc biệt này, như chính tác giả kể lại trong một lần trả lời phỏng vấn trên kênh CNN, xuất phát từ một lần ông viết thư cho Thượng đế để phàn nàn về cuộc đời không suôn sẻ của mình - cũng giống như tất cả chúng ta, luôn bị ám ảnh bởi một số câu hỏi cốt tử về cuộc sống hàng ngày.

Vậy đau khổ là gì? Có phải đau khổ là con đường đưa đến Thượng đế không? Một số người nói rằng đó là con đường duy nhất.

Ta không hài lòng với đau khổ và ai nói rằng ta hài lòng thì không biết gì về Ta.

Đau khổ là một phương diện không cần thiết trong kinh nghiệm con người. Nó không chỉ là không cần thiết, nó còn là điều không khôn ngoan, không thoải mái và có hại cho sức khỏe con người nữa.

Thế thì tại sao có quá nhiều đau khổ như vậy? Nếu Ngài là Thượng đế, tại sao Ngài không chấm dứt nó nếu Ngài không thích nó như vậy?

Ta đã chấm dứt nó rồi. Chỉ có các người từ chối không chịu sử dụng các công cụ ta đã giao cho các ngươi để hiện thực hóa điều đó thôi.

Ngươi thấy đấy, đau khổ không liên quan gì đến các sự kiện, nhưng đến phản ứng của người ta với chúng. Các sự kiện không liên quan gì đến đau khổ, mà đau khổ liên quan tới phản ứng của người ta về các sự kiện.

Điều đang xảy ra chỉ là điều đang xảy ra. Ngươi cảm thấy thế nào về nó, đấy là một chuyện khác.

Ta giao cho các ngươi các công cụ để nhờ đó mà đáp trả và phản ứng với các sự kiện theo cách làm giảm - thực ra là để xóa sạch đau thương, nhưng các ngươi đã không sử dụng chúng.

Xin lỗi Ngài, nhưng tại sao không xóa đi các biến cố?

Một đề nghị khá hay đấy. Tiếc là ta không có quyền kiểm soát trên chúng.

z3836473940036_bec7aaa0b4719ac07b3370144258ebc9

Cuốn Đối thoại với Thượng đế đặt ra những câu hỏi về cuộc sống, tình yêu... (ảnh Việt An)

Ngài không có quyền kiểm soát đối với các sự kiện ư?

Dĩ nhiên không. Các sự kiện là những gì xảy ra trong thời gian và không gian các người đã tạo ra do chọn lựa - và ta sẽ không bao giờ can thiệp vào bằng chọn lựa. Làm như thế sẽ xóa bỏ chính cái nguyên nhân ta đã tạo ra các người. Nhưng chuyện này ta đã giải thích rồi.

Một số sự kiện do các ngươi chủ ý tạo ra, và một số khác các ngươi kéo đến với mình - ít nhiều có tính chất vô tình. Một số sự kiện - như đa số các thảm họa thiên nhiên được ngươi xếp vào trong số này - được gán cho "định mệnh."

Nhưng ngay cả "định mệnh" cũng có thể là một bí danh cho "từ mọi ý nghĩ ở khắp mọi nơi". Nói cách khác, là ý thức của cả hành tinh.

"Ý thức tập thể"?

Chính xác. Đúng là nó đấy.

Có người nói rằng, thế giới đang đi nhanh vào hỏa ngục. Nền sinh thái đang chết dần. Hành tinh của chúng ta gặp phải một thảm họa vật lý nghiêm trọng. Động đất. Núi lửa. Thậm chí trái đất còn bị xoay lệch trục nữa. Và có người nói rằng ý thức tập thể có thể thay đổi tất cả; rằng chúng ta có thể cứu trái đất bằng suy nghĩ của mình.

Các ý nghĩ được đưa vào hành động. Nếu khắp nơi có đủ người cùng tin rằng phải làm một việc gì đó để cứu lấy môi trường, thì các ngươi sẽ cứu được trái đất. Nhưng các người phải làm việc nhanh lên. Bấy lâu nay quá nhiều điều tệ hại đã xảy ra rồi. Việc này sẽ cần một thay đổi quan trọng trong thái độ đấy.

Ngài muốn nói là nếu chúng tôi không thay đổi, chúng tôi sẽ nhìn thấy trái đất và các cư dân trên đó bị hủy diệt?

Ta đã làm ra những quy luật trong thế giới vật lý. Chúng hiển nhiên để cho ai cũng hiểu được. Có những quy luật nhân quả đã được trình bày đủ rõ cho các nhà khoa học, vật lý nơi các ngươi, và thông qua họ, cho các nhà lãnh đạo trên thế giới. Các quy luật ấy không cần phải trình bày lại ở đây thêm một lần nữa làm gì.

Thôi trở lại vụ đau khổ đi - không biết từ đâu mà chúng tôi có được ý niệm rằng đau khổ là điều tốt? Rằng những người thánh thiện thì "đau khổ trong thầm lặng"? 

Những người thánh thiện thì quả là "đau khổ trong thầm lặng", nhưng điều đó không có nghĩa đau khổ là điều tốt. Các học sinh trong trường dạy nghệ thuật làm chủ chịu đau khổ trong thầm lặng vì họ hiểu rằng đau khổ không phải là con đường của Thượng đế, mà đúng hơn là một dấu chỉ chắc chắn rằng vẫn còn điều gì đó để học về con đường của Thượng đế, vẫn còn điều gì đó phải nhớ lại.

Bậc thầy đích thực không hề đau khổ trong thinh lặng, nhưng chỉ thể hiện đang đau khổ mà không phàn nàn. Lý do một bậc Tôn sư đích thực không phàn nàn kêu ca là vì vị thầy đích thực không chịu đau khổ, mà chỉ là đang trải nghiệm một loạt những hoàn cảnh mà ngươi gọi là đang gây ra đau khổ.

 

 

Một bậc thầy đang thực hành thì không nói về đau khổ, chỉ vì ông ấy hiểu rõ sức mạnh của lời, và vì thế ông chọn không nói gì về nó.

Chúng ta làm cho một điều mình chú ý đến trở thành có thật. Vị thầy biết điều này. Vị thầy đặt mình trước chọn lựa về điều gì bà chọn để làm cho nó thành hiện thực.

Lúc này hoặc lúc khác, tất cả các ngươi đều đã làm điều này. Không có một người nào trong các ngươi chưa từng làm một cơn nhức đầu biến mất, hoặc khiến việc đi chữa răng bớt đau đớn hơn, qua quyết định của ngươi về việc ấy.

Một bậc thầy chỉ quyết định tương tự như thế về những điều lớn hơn thôi.

Nhưng tại sao lại có đau khổ? Thậm chí tại sao có khả năng phải đau khổ?

Ngươi không thể biết và trở nên điều ngươi là nếu thiếu vắng điều ngươi không là, như ta đã giải thích cho ngươi rồi.

Tôi vẫn chưa hiểu tại sao chúng tôi có ý tưởng rằng đau khổ là tốt.

Ngươi là kẻ thông minh, khi nhất định đặt câu hỏi về điều ấy. Tri thức nguyên thủy về vấn đề đau khổ trong thầm lặng đã bị xuyên tạc quá nhiều, đến độ bây giờ có nhiều người tin (và có nhiều tôn giáo cũng dạy) rằng đau khổ là tốt, và vui mừng là xấu. Vì thế, các ngươi đã xác định rằng nếu có ai đó bị ung thư nhưng giữ kín điều đó cho mình thì anh ta là một thánh nhân, trong khi, (chọn đề tài nóng một chút nhé) nếu có ai có tình dục mạnh mẽ và hưởng thụ nó một cách công khai, thì con mụ này là một tội nhân.

Ồ, Ngài đã chọn một đề tài nóng. Và Ngài khéo léo đổi đại từ nhân xưng từ nam sang nữ. Chuyện ấy có ý nghĩa gì không?

Đó là để ngươi thấy những thành kiến của ngươi. Ngươi không thích nghĩ về phụ nữ có khả năng tình dục mạnh mẽ và chuyện hưởng thụ nó công khai ngươi lại càng không thích hơn.

Ngươi thấy thà một người đàn ông đang hấp hối trên chiến trường mà không một lời rên rỉ còn hơn thấy một người đàn bà vừa làm tình vừa rên rỉ trên phố.

Ngài không thích à?

Ta không có xét đoán theo hướng này hay hướng khác. Nhưng ngươi thì có cả hai - và ta cho rằng chính xác xét đoán của ngươi đã ngăn không cho ngươi vui sướng, và các kỳ vọng của ngwoi đã làm cho ngươi không hạnh phúc.

Tất cả những điều này gom lại với nhau là cái gây cho ngươi khó chịu, và từ đó bắt đầu sinh ra đau khổ cho ngươi.

Làm sao tôi biết được những gì Ngài đang nói là đúng? Làm sao tôi biết được đây là Thượng đế đang nói, chứ không phải là trí tưởng quá đà của tôi?

Trước đây ngươi hỏi ta câu này rôi mà. Câu trả lời cũng y như vậy thôi. Hai chuyện ấy có gì khác nhau đâu? Thậm chí nếu như mọi điều ta nói đều sai thì ngươi có thể nghĩ ra một cách sống nào tốt hơn không?

Không.

Thế thì sai là đúng, đúng là sai.

Nhưng ta bảo ngươi điều này, để giúp ngươi ra khỏi tình thế lưỡng nan của mình: Đừng tin vào những gì ta nói. Chỉ cần sống nó thôi. Hãy trải nghiệm nó. Rồi khi ấy hãy sống bất cứ phạm trù nào khác mà ngươi muốn xây dựng. Sau đó, hãy nhìn vào kinh nghiệm của ngươi để tìm ra sự thật cho mình.

Nếu ngươi có gan lớn, thì một ngày kia ngươi sẽ cảm nghiệm được một thế giới trong đó việc làm tình được xem là tốt hơn gây ra chiến tranh. Và ngày ấy, ngươi sẽ ca múa hoan hỉ.

ndw2

Tác giả cuốn Đối mặt với Thượng đế - Neale Donald Walsch

 

Neale Donald Walsch là "sứ giả tâm linh" của thời hiện đại, người mang những thông điệp sâu sắc đến hàng triệu người trên thế giới, nói về ý nghĩa của cuộc đời cũng như mối quan hệ giữa Thượng đế và con người trong thế giới ngày nay. Loạt sách mang tên chung With God (Với Thượng đế) của ông được dịch ra gần 40 ngôn ngữ, đến với nhiều triệu độc giả.

Ngoài Đối thoại với Thượng đế, ông còn là tác giả của hơn 20 tác phẩm khác.

PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức