Những lưu ý khi ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe của bạn

Bí quyết khi ăn lẩu giúp bảo vệ sức khỏe

Chế độ ăn thực dưỡng: Ăn đúng cách mang tới lợi ích gì?

Coi chừng ngộ độc, ung thư với thức ăn thừa

6 thói quen ăn uống để giảm cân nhanh hơn trong mùa Thu

Bí quyết sống thọ của nữ hoàng trị vì lâu nhất nước Anh

Dưới đây là một số lưu ý cần thiết khi ăn lẩu để có một món ăn vừa ngon, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe để thưởng thức trong những ngày gió mùa về.

1. Chọn nước lẩu có vị nhạt

Theo Bệnh viện Mount Alvernia tại Singapore, ngay cả những nước lẩu như nước cà chua hay nước nấm cũng có một lượng natri khổng lồ là 3.840mg và 5.723mg tương ứng. Trong khi lượng natri khuyến nghị cho một người trưởng thành mỗi ngày chỉ là dưới 2.000mg (tương đương 1 thìa cà phê muối).

Do đó, chúng ta nên chọn nước lẩu thanh đạm, ưu tiên các loại nước lẩu đơn giản, ít gia vị như nước lẩu được hầm từ rau củ.

Chọn nước lẩu trong hoặc có vị nhạt như nước lẩu nấm hoặc bắp cải.

Chọn nước lẩu trong hoặc có vị nhạt như nước lẩu nấm hoặc bắp cải.

2. Nhúng thực phẩm chín kỹ rồi mới ăn

Nhiều người cho rằng, thực phẩm tái sẽ ngon và ngọt hơn. Tuy nhiên, việc ăn thực phẩm nhúng còn tái, đỏ giúp vi khuẩn và ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa gây bệnh.

Không nên ăn thực phẩm tái, khi nhúng đồ ăn kèm lẩu phải đợi chín hẳn mới được ăn.

Không nên ăn thực phẩm tái, khi nhúng đồ ăn kèm lẩu phải đợi chín hẳn mới được ăn.

Do đó, bạn cần chú ý, với thực phẩm thái mỏng thì nên nhúng trong nồi đun khoảng 1 phút để thịt chín kỹ hoàn toàn. Còn với các loại thực phẩm viên hay các loại thực phẩm có vỏ dày như tôm, sò, ốc thì nên nhúng trên 5 phút. Cần đợi nước lẩu sôi mới thả thực phẩm vào để bảo đảm đồ ăn đã được chín kỹ và không bị dai.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng một đôi đũa để gắp cả thức ăn sống và chín, điều này cũng dễ dàng khiến vi khuẩn trong thức ăn sống xâm nhập vào khoang miệng của bạn.

3. Không nên ăn quá nóng

Bạn nên để thực phẩm nguồi bớt rồi mới ăn bởi vì nhiệt độ của nồi lẩu đang sôi trên bếp có thể đạt tới mức hơn 100 độ C.

Chính vì vậy, việc ăn những thực phẩm vừa vớt ra khỏi nồi lẩu sẽ khiến khoang miệng, dạ dày của bạn dễ bị tổn thương. Đồng thời khi nhiều gia vị cay kết hợp với nhau, chúng sẽ dễ gây viêm loét đường tiêu hóa của bạn.

4. Thêm nhiều loại rau giàu chất xơ vào nồi lẩu của bạn

Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể “tiêu trừ” dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hoà, trừ nóng và giải độc. Trước hoặc sau khi ăn lẩu có thể ăn hoa quả hoặc uống một ly nước hoa quả để giải nhiệt cho cơ thể. Món lẩu nên có thêm đậu phụ, vì thạch cao trong đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, tán hoả, trị khát. 

Thêm nhiều rau tươi vào lẩu của bạn.

Thêm nhiều rau tươi vào lẩu của bạn.

5. Chọn nước chấm đơn giản

Khi chọn hoặc pha nước chấm lẩu chúng ta cũng cần phải lưu ý, không nên sử dụng quá nhiều nguyên liệu, đặc biệt là các loại có hàm lượng calo, chất béo, đường cao.

Bạn có thể tham khảo xì dầu, giấm, hành, tỏi, ớt, gừng… vì chúng là những loại gia vị có lợi hơn với vóc dáng. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà lạm dụng vì đôi khi nước chấm lẩu cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến cho việc ăn uống trở nên khó kiểm soát.

6. Thay nước lẩu sau 60 phút

Khi nước lẩu sôi trên bếp thời gian kéo dài sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, không tốt cho sức khỏe. Do đó, không nên dùng nước lẩu đun trên bếp quá 60 phút mà nên thay nước.

Nước lẩu càng về cuối sẽ càng tiết ra vị mặn sau quá trình nhúng thực phẩm. Lúc này, lượng purin, chất béo, natri và dầu mỡ trong nước lẩu tăng lên sẽ làm tăng axit uric trong máu, không tốt đối với người bị bệnh gout.

7. Không nên ăn quá lâu

Thông thường khi ăn lẩu, chúng ta thường có thói quen ngồi lai rai, vừa ăn vừa nói chuyện. Tuy nhiên, một bữa ăn quá dài sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng phải tiết dịch làm cho hệ tiêu hóa liên tục phải làm việc, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý và đúng đồng hồ sinh học dẫn đến chức năng dạ dày suy giảm. Từ đó sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nặng có thể bị viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm tụy.

Việc ngồi ăn lẩu quá lâu và dùng thức ăn nóng liên tục sẽ gây nhiều tổn hại tới đường tiêu hóa.

Việc ngồi ăn lẩu quá lâu và dùng thức ăn nóng liên tục sẽ gây nhiều tổn hại tới đường tiêu hóa.

8. Ăn điều độ

Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục. Bởi trong nước lẩu có nhiều thực phẩm giàu chất béo có hại cho sức khỏe của bạn và có thể dẫn đến tăng cân cũng như các bệnh mãn tính. Lượng natri quá cao cũng sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và các vấn đề về thận.

Để điều độ, chỉ nên ăn lẩu với khoảng cách thời gian từ 1 tới 2 tuần một lần.

 
Việt An
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng