Em bé này đã được loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm bệnh di truyền từ mẹ
IVF: Hy vọng mới cho những cặp vợ chồng vô sinh
Quyền thừa kế của trẻ thụ tinh trong ống nghiệm?
Ung thư tình hoàn có nên xạ trị?
Khối u tinh hoàn có phải ung thư không?
Người mẹ của bé trai này có tên là Carmen Meagu, 26 tuổi, mắc chứng Carcot-Marie-Tooth, một dạng rối loạn thần kinh do di truyền làm mô cơ bị sụt giảm, khiến bệnh nhân mất dần khả năng kiểm soát và giảm độ nhạy của chi dưới. Khả năng di truyền sang cho người con lên đến 50%.
Cặp vợ chồng này đã quyết định tham gia vào chương trình thử nghiệm liệu pháp sinh sản mới với hy vọng có thể giải thoát cho đứa con khỏi căn bệnh quái ác.
Thử nghiệm này được thực hiện tại Trung tâm Sức khoẻ Sinh sản và Di truyền London (Anh). Các nhà khoa học đã lấy mẫu ADN từ gò má của Meagu, tiến hành quét mã gene của cô ở 300.000 vị trí khác nhau nhằm xác định khu vực gene là nguyên nhân phát bệnh Carcot-Marie-Tooth.
Sau đó, Meagu bắt đầu liệu pháp thụ tinh nhân tạo (IVF), trứng và tinh trùng được thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Khi phôi sinh sôi thành hàng chục tế bào, trong điều kiện phòng thí nghiệm, các kỹ thuật viên lấy mẫu gene di truyền của phôi mới và tiến hành quét mẫu một lần nữa, để xác định liệu phôi có thừa hưởng mã gene bất thường từ người mẹ hay không.
Sau 3 tháng trị liệu, bắt đầu từ tháng 12/2013, một trong các phôi khỏe mạnh được chọn và Meagu được cấy phôi thành công, sinh bé Lucas vào ngày 18/12 năm ngoái.
Phương pháp sàng lọc gene này còn được gọi là phương pháp bản đồ tế bào, đột phá mới cho phép các bác sỹ xác định đến 60 gene di truyền bất thường gây bệnh.
Bình luận của bạn