Đừng để giun sán làm tổ trong cơ thể chỉ vì tiếc 20.000 đồng

Hơn 300 con giun tổng trọng lượng hơn 0,5kg được lấy ra từ ruột bệnh nhi.

Ai mà ngờ những món ngày nào bạn cũng ăn chứa đầy giun sán

Ăn ốc luộc dễ rước giun sán vào người!

Cẩn trọng với vật nuôi: Coi chừng nhiễm giun, sán chó, mèo

80% người Việt nhiễm giun sán do ăn uống, vệ sinh

Tỷ lệ nhiễm giun ở nhiều nơi còn cao

Không ít người khi được hỏi đã bao lâu rồi chưa tẩy giun đều không nhớ nổi lần cuối cùng mình tẩy giun là khi nào. Thậm chí có người cho rằng việc tẩy giun chỉ đối với trẻ nhỏ, còn người lớn thì tự “đào thải” được.

Những suy nghĩ chủ quan ấy của nhiều người đang “tự hại mình” khi tạo điều kiện cho giun sán ở trong cơ thể phát triển và bào mòn sức khỏe của chính bản thân mình.

Điển hình nhất là việc, nhiều người đau bụng quằn quại phải nhập viện chỉ vì bị giun chui ống mật. Hay có những người ăn nhiều, đủ chất dinh dưỡng nhưng không thể tăng cân, đơn giản vì giun sán trong cơ thể “hấp thu” hết những dưỡng chất đó.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Đỗ Trung Dũng – Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, hiện nay tuy tỷ lệ nhiễm giun ở Việt Nam đã giảm so với cách đây 10 năm về trước, tuy nhiên vẫn có những địa phương còn có tỷ lệ nhiễm khá cao.

TS. Đỗ Trung Dũng – Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.

“Tỷ lệ nhiễm giun cao chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên,… ví dụ ở Hà Giang năm 2013, qua làm các xét nghiệm chúng tôi thấy có đến 80% học sinh tiểu học còn nhiễm giun.

Các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa tỷ lệ nhiễm giun sán vẫn còn ở mức từ 20-30%. Đối với, các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Hồng, thì tỷ lệ nhiễm giun đã giảm hẳn”, TS. Dũng thông tin.

Theo TS. Dũng, việc tỷ lệ nhiễm giun giảm ở một số nơi là do điều kiện phát triển hơn, người dân có ý thức hơn trong việc vệ sinh thân thể cho con em mình, đặc biệt tại trường học công tác vệ sinh cá nhân được chú trọng hơn.

Người lớn cũng cần tẩy giun 6 tháng 1 lần

Riêng đối với người lớn, TS. Dũng cho rằng hiện nay đang có thực trạng vì chủ quan hoặc quên mà nhiều người không chú ý đến việc tẩy giun theo định kỳ.

“Tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm giun, hiện Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về việc tẩy giun trong cộng đồng, đặc biệt là cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Còn việc tẩy giun thì ai cũng phải làm, tuy nhiên đối tượng nhiễm giun nhiều là trẻ em. Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ở lứa tuổi trẻ tiểu học tại một số địa phương như Nghệ An, Yên Bái, Hà Giang… có tỷ lệ nhiễm giun vẫn còn cao”, TS. Dũng nhấn mạnh.

Cảnh báo về việc người lớn không tẩy giun, TS. Dũng nói: “Không chỉ trẻ em, mà người lớn cũng có nguy cơ nhiễm giun rất lớn, nếu người lớn không tẩy giun thì sẽ có nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng rất cao”.

Những loại giun có thể tiêu diệt bằng thuốc. Ảnh minh họa/ nguồn: Internet.

“Hiện có 3 đối tượng chính mà chúng tôi đang hướng tới đó là, trẻ mầm non từ 2 - 6 tuổi, thứ 2 là học sinh tiểu học và thứ 3 là phụ nữ mang thai. Mặc dù đây là đối tượng ưu tiên, nhưng người lớn cũng phải tẩy giun theo đúng định kỳ 6 tháng 1 lần”, TS. Dũng khuyến cáo.

Một vấn đề khá nhiều người quan tâm hiện nay đó là độ an toàn của thuốc tẩy giun, TS. Dũng cho rằng, thuốc tẩy giun hiện nay an toàn hơn ngày xưa rất nhiều, nên mọi người hoàn toàn yên tâm.

“Nếu như ngày xưa thuốc giun gây độc thần kinh cho giun nên ít nhiều gây ảnh hưởng đến người, nhưng hiện nay thuốc giun có cơ chế làm giảm hấp thu glucose, từ đó làm giảm hấp thu năng lượng khiến giun chết dần. Bởi vậy, thuốc tẩy giun khá an toàn”, TS. Dũng nói.

Dù an toàn, nhưng TS. Dũng vẫn nhắc nhở: “ Việc tẩy giun đối với từng đối tượng đã có hướng dẫn, nhưng với trẻ từ 1 - 2 tuổi khi tẩy giun phải theo đúng chỉ định của bác sỹ”.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội