Khẩu trang là vật dụng quen thuộc của mọi người khi đi ra đường
Bộ Y tế: Chấn chỉnh quản lý sản xuất, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế
Trại gà ô nhiễm, dân đi ngủ phải đeo khẩu trang
Bộ Y tế: Giám sát chặt hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế
“Khẩu trang y tế” - ổ chứa vi khuẩn
Nhiều người không biết cách sử dụng khẩu trang
Theo ThS. BS Đinh Nguyễn Huy Mẫn - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM: "Khẩu trang được xem là dụng cụ phòng hộ cá nhân, có thể phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Tuy nhiên, vệc dùng khẩu trang không đúng cách chẳng những không phòng ngừa được mà còn rước bệnh vào thân".
Đeo khẩu trang không đúng cách khó phòng được cảm cúm
Khẩu trang ngả màu bẩn không thay, thi thoảng kéo xuống cằm để cười nói, đeo 2 – 3 khẩu trang nhưng vẫn hở mũi là những sai lầm thường thấy của những người đang sử dụng khẩu trang. Vào bệnh viện sợ bị lây cúm, nhiều người dùng cùng lúc 2 - 3 khẩu trang y tế. Thế nhưng khi chuẩn bị vào khu vực có thể lây nhiễm, kiểm tra, các bác sỹ mới phát hiện khẩu trang đã bị đeo ngược. “Thay vì đặt mép khẩu trang có thanh chì lên trên để giữ kín sống mũi họ lại đeo ngược phần mép có thanh chì xuống cằm. Vì thế, không khí vẫn vô tư bay vào”, một bác sỹ Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM nói.
Sử dụng khẩu trang đúng cách để phòng bệnh
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại khẩu trang với nhiều chất liệu khác nhau, loại chỉ dùng một lần như khẩu trang giấy, khẩu trang y tế hoặc loại có thể tái sử dụng nhiều lần như khẩu trang vải, khẩu trang chứa than hoạt tính... Khẩu trang vải thông thường đa phần chỉ có chức năng che nắng, che bụi hơn là chức năng phòng bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế tuy mỏng nhưng có vai trò quan trọng trong việc chống vi khuẩn phòng bệnh vì đã được tiệt trùng trước khi đưa ra thị trường.
Tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể sử dụng những loại khẩu trang khác nhau. Khi tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi, cúm, sởi… nên dùng khẩu trang N95 (có bán ở các nhà thuốc) để tăng khả năng phòng bệnh. Với bệnh khác có thể dùng khẩu trang giấy. Nếu ở nơi nhiều bụi vô cơ (như khi tham gia giao thông, là công nhân vệ sinh đường phố…) nên dùng khẩu trang vải (loại có 3 lớp, hình phễu ôm kín miệng, mũi). Nếu tới nơi nhiều khí độc hại như khói thuốc lá, hóa chất bay hơi... thì nên dùng khẩu trang than hoạt tính.
Cần đeo khẩu trang vừa vặn và che kín cả miệng và mũi
Khi đeo khẩu trang y tế, nên đặt mép khẩu trang có thanh chì lên trên để giữ kín sống mũi. Để đảm bảo an toàn, khẩu trang y tế chỉ nên dùng một lần. Khẩu trang y tế có 2 mặt gần giống nhau nên khi đeo rất dễ bị nhầm lẫn, vì thế nên kiểm tra xem có bị đeo mặt trái quay ra ngoài không. Khi dùng xong, không được vứt bừa bãi mà phải cho vào thùng rác để tránh vi khuẩn có cơ hội phát tán. Trong quá trình dùng, không nên dùng tay sờ mặt bên ngoài của khẩu trang.
Cần mang khẩu trang vừa vặn, không quá chật cũng không quá rộng, nên che kín cả miệng và mũi. Không nên đeo khẩu trang để che miệng rồi che trên mũi hoặc thi thoảng kéo xuống cằm để cười nói. Đối với khẩu trang vải thông thường, nên đeo loại có 2 - 3 lớp vải. Chọn khẩu trang có 2 màu, dễ dàng xác định mặt trong và mặt ngoài khi đeo.
Với những khẩu trang vải mua dọc đường, vì không rõ nguồn gốc, chất liệu nên cần giặt sạch trước khi dùng. Trong quá trình dùng, nên giặt với xà phòng mỗi ngày một lần, phơi sấy khô trước khi dùng trở lại, vì nếu không giặt sạch hằng ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu hoặc lan rộng thêm.
Bình luận của bạn