EU kêu gọi huy động 40.000 nhân viên chống Ebola

Các bác sỹ điều trị Ebola phải đối mặt với nguy hiểm thường trực

Australia cách ly trường hợp đầu tiên nghi nhiễm Ebola

WHO chính thức thử nghiệm vaccine Ebola trong tháng 12

Ebola: Trường hợp tử vong đầu tiên ở Mali

Video nữ y tá gốc Việt nhiễm Ebola trên giường bệnh

Báo chí đang “thổi phồng” dịch Ebola!

Quốc gia thứ 6 của Tây Phi có dịch Ebola

Ông nêu rõ: “Chúng ta cần thêm giường bệnh càng sớm càng tốt, từ 1000 giường bệnh hiện nay lên 5.000 giường bệnh. Và mỗi giường bệnh cần đến 8 nhân viên y tế, nghĩa là chúng ta cần huy động ngay lập tức ít nhất 40.000 nhân viên y tế.”

Liên minh châu Âu đang tăng cường hỗ trợ tài chính, trang thiết bị và nhân lực cho cuộc chiến chống dịch Ebola ở Tây Phi. Ông Christot cũng cho biết, Liên minh châu Âu sẽ  đảm bảo cho những nhân viên y tế quốc tế được điều trị tại châu Âu nếu nhiễm bệnh khi đang làm nhiệm vụ ở Tây Phi.

Trong khi đó, diễn biến lây lan của virus Ebola tiếp tục phức tạp. Lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch Ebola ở Mỹ vẫn khá cao khi một cậu bé 5 tuổi và mẹ vừa trở về từ Ghine, một trong 3 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh này ở Tây Phi.

Cậu bé này bị sốt nhẹ và hai người đang được cách li để kiểm tra virus Ebola tại bệnh viện Manhattan, New York. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power cũng đang ở Tây Phi để kêu gọi tăng cường các nỗ lực ứng phó với dịch bệnh này. Tuy nhiên, bà Power sẽ không thăm các khu điều trị và tiếp xúc với bệnh nhân. Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 27/10 cũng đã bắt đầu cách ly những binh sỹ vừa trở về sau sứ mệnh ứng phó với dịch Ebola ở Tây Phi.

Một buổi diễn tập chống Ebola tại sân bay

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã lên án những lệnh cấm đi lại mới nhất đối với công dân các nước đang có dịch Ebola. Ông Ban Ki-moon không nêu đích danh những nước đang thực hiện lệnh cấm đi lại song ông đề cập đến quy định cách ly mới ở New York và New Jersey (Mỹ), đối với du khách và cả nhân viên y tế làm nhiệm vụ nhân đạo từ Tây Phi trở về. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng điều này sẽ tạo thêm khó khăn và áp lực cho những nhân viên y tế đang mạo hiểm mạng sống trong cuộc chiến sinh tử với loại virus chết người này.

Người phát ngôn chính phủ Mỹ Josh Earnest khẳng định, các chính sách đang được triển khai là nhằm bảo vệ người dân khỏi những nguy cơ từ virus Ebola song không phải là sự phân biệt đối xử và làm nản lòng đội ngũ y bác sỹ đang chiến đấu với căn bệnh chết người này. Ông Earnest cũng cho biết, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) sẽ sớm ban hành hướng dẫn thêm về trường hợp các nhân viên y tế trở về sau khi điều trị bệnh nhân Ebola ở Tây Phi.

Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến nay, đã có 450 nhân viên y tế bị nhiễm virus Ebola khi điều trị cho bệnh nhân, trong đó có 244 người đã tử vong.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn