Những lưu ý quan trọng khi F0 cách ly tại nhà

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân về việc cách ly y tế tại nhà - Ảnh: VGP

Chính phủ ban hành Nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19

Bộ Y tế ra công điện khẩn về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19

Thực phẩm giúp bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

Các bệnh viện Trung ương tăng cường chi viện cho TP.HCM chống dịch COVID-19

Hướng dẫn F0 chăm sóc sức khỏe tại nhà

Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế TP.HCM, ban hành ngày 9/8, F0 chăm sóc tại nhà cần mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang.

Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo... Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường, qua ứng dụng "Khai báo y tế điện tử".

Ngoài ra, người bệnh cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Cần chuẩn bị những thuốc gì?

Trong thời gian theo dõi tại nhà, F0 nên chuẩn bị thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng gồm vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng. Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có triệu chứng sớm của suy hô hấp và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hỗ trợ. Các triệu chứng gồm cảm giác khó thở hoặc nhịp thở > 20 lần/phút hoặc nồng độ SpO2 < 95%.  

Sở Y tế TP.HCM cũng có hướng dẫn dùng một số loại thuốc kháng viêm corticoid, thuốc kháng đông dạng uống cho các F0 mắc những vấn đề bệnh lý trên. Tuy nhiên đây là thuốc kê toa và cần sử dụng theo chỉ định của bác sỹ.

Hướng dẫn dùng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống - Nguồn: Sở Y tế TP.HCM

Khi nào F0 cách ly tại nhà cần liên hệ nhân viên y tế?

Khi có một trong các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở, liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài "1022" bấm số "3" để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM, hoặc số 4 để được tư vấn từ "Thầy thuốc đồng hành", hoặc gọi số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn xử trí.

Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đau chi, SpO2 < 95%, liên hệ ngay tổng đài "115" hoặc số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong thời gian trên địa bàn thành phố có những trường hợp mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng nhưng chưa kịp đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời và sau đó diễn tiến nặng. Vì vậy, việc cập nhật hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 cách ly tại nhà nhằm góp phần giảm tỷ lệ F0 cách ly tại nhà diễn tiến nặng.

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội