Gần 30 nước có nguy cơ bị đại dịch nguy hiểm tấn công

Hệ thống y tế đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm

Guinea đứng đầu về tỷ lệ tử vong do virus Ebola

Ebola: Đặt mục tiêu đẩy lùi đại dịch trong 60 ngày

Chuột - "Sát thủ " gây nhiều bệnh truyền nhiễm

Học sinh nghỉ học hàng loạt, nghi mắc bệnh truyền nhiễm

Cùng với sự gia tăng không ngừng của các loại bệnh truyền nhiễm, một hệ thống y tế mạnh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe người dân. Tổ chức Save the Children đã lập ra danh sách hệ thống y tế công của những nước nghèo nhất thế giới dựa trên số lượng nhân viên y tế, ngân sách chính phủ chi cho y tế và tỷ lệ tử vong. Theo đó, Somalia là nước nằm cuối bảng với chỉ một nhân viên y tế cho mỗi 6.711 dân, trong khi tỷ lệ này ở Anh là 1/88. Tại Afghanistan, quốc gia thấp thứ tư trong bảng xếp hạng, ngân sách công dành cho y tế là 10,71 USD/người/năm, trong khi tại Anh là 3.000 USD/người/năm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng chính phủ các nước nên chi tối thiểu 86 USD trên mỗi đầu người trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, số tiền được chi ra tại Liberia là 19,5 USD, Sierra Leone 15,9 USD và Guinea 9 USD trên mỗi đầu người, theo tổ chức  Save the ChildrenJustin Forsyth - Giám đốc điều hành Save the Children khẳng định rằng một hệ thống y tế mạnh có có thể ngăn chặn được sự lây lan của đại dịch chết người Ebola tại Liberia, Guinea, Sierra Leone... và cứu sống hàng ngàn trẻ em.
Theo ước tính của Save the Children, để tăng cường hệ thống y tế của ba quốc gia Tây Phi trên, cụ thể là cung cấp một gói các dịch vụ y tế tối thiểu theo khuyến cáo của WHO, cần phải tốn 1,58 tỷ USD.
Thông báo của  Save the Children được đưa ra giữa lúc lãnh đạo của các cơ quan chính trị và phát triển tụ họp tại thành phố Brussels (Bỉ) nhằm thảo luận về cơn khủng hoảng do virus ebola gây ra, cướp đi mạng sống của gần 10.000 người và 24.000 người bị nhiễm bệnh.
Mỗi năm, trung bình trên thế giới xuất hiện hai loại bệnh mới có khả năng lây lan giữa người và động vật. Cùng với đó, việc đi lại nhiều của người dân trên thế giới làm gia tăng khả năng bùng phát của các nạn dịch chết người. Những điều trên khiến cho vai trò của hệ thống y tế càng trở nên quan trọng hơn.
Ông Forsyth cho rằng đây là thời điểm then chốt để củng cố hệ thống y tế của những nước nghèo khác để họ có thể đương đầu với những dịch bệnh khác giống như đại dịch Ebola, kiểm soát các dịch bệnh mới và cứu sống hơn 17.000 trẻ em mỗi ngày khỏi những căn bệnh có thể phòng ngừa được như viêm phổi và sốt rét.
Kim Chi H+ (Theo Reuters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn