Hà Nội: Gần 700 người mắc mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay

Bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng tại Hà Nội (Ảnh minh họa)

Nguồn gốc, nơi sản xuất của viên uống chống nắng Beasun!

El Nino năm 2017 có thể gây bùng phát dịch sốt xuất huyết, Zika

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh sốt xuất huyết và Zika

Vì sao sốt xuất huyết, Zika lại bùng phát ở phía Nam?

Số ca mắc sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở các quận như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân.... Nguyên nhân được xác định là do một số địa phương đã chậm chễ trong việc điều tra ca bệnh đầu tiên của ổ dịch, khoanh vùng ổ dịch không đủ phạm vi, không có danh sách hộ gia đình trong ổ dịch, tỷ lệ hộ gia đình tham gia vệ sinh môi trường và phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành còn thấp.

Trước tình trạng đáng báo động này, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã đề nghị các địa phương tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết để dịch bệnh không bùng phát trên địa bàn thành phố. Tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát và xử lý dịch, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực để chủ động phòng chống dịch. Tổ chức họp tổ dân phố, cụm dân cư để tuyên truyền trực tiếp cho người dân về tình hình dịch tại khu vực đang sinh sống và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch để người dân chủ động phòng chống. Thực hiện chiến dịch tổng vệ sinh môi trường thu gom phế thải, phế liệu; Áp dụng các biện pháp diệt bọ gậy: Thả cá, thau rửa dụng cụ chứa nước...

Ngành y tế Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc, dịch truyền và tổ chức khám sàng lọc, phát hiện kịp thời, điều trị tích cực cho người bệnh sốt xuất huyết.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; Thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước.
- Thường xuyên thay nước hoặc bỏ muối, dầu, hóa chất diệt ấu trùng vào bình hoa/bình bông, bát nước kê chân chạn.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Đặc biệt, khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn