Bệnh sốt xuất huyết và Zika đang gia tăng tại một số địa phương
Vì sao sốt xuất huyết, Zika lại bùng phát ở phía Nam?
Trẻ bị ảnh hưởng thế nào khi mẹ bầu bị sốt rét?
Sốt xuất huyết và sốt virus: Trẻ bị sốt khi nào cần đi viện?
Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết
Cụ thể, trong thời điểm hiện tại, bệnh sốt xuất huyết đang có sự gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đắk Lắk... Bên cạnh đó, cả nước vẫn ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh do virus Zika tại một số tỉnh, thành phố phía Nam.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước tập trung chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia và vận động người dân tiến hành các hoạt động loại bỏ các vật dụng phế thải như lốp xe, vỏ lon đồ hộp, chai, lọ... để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi; Đậy kín các dụng cụ chứa nước mưa, nước sinh hoạt, thường xuyên thay nước bình hoa; Tổ chức các chiến dịch để người dân tự diệt loăng quăng, bọ gậy phòng chống bệnh sốt xuất huyết và Zika.
Đối với Sở Y tế các địa phương, cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để tiến hành xử lý ổ dịch kịp thời; Phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để các ổ dịch. Đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị để triển khai các hoạt động phòng chống dịch chủ động, hiệu quả. Đồng thời tổ chức tốt việc thu dung điều trị cho bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết.
Ngành y tế các địa phương cũng cần tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, kỹ thuật phun hóa chất, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên; Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến.
Bình luận của bạn