Vì sao sốt xuất huyết, Zika lại bùng phát ở phía Nam?

Zika và sốt xuất huyết thường bùng phát ở Nam Bộ khi mùa mưa đến

Chống tia cực tím cho da: Phương pháp nào làm giảm tác hại hiệu quả

Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Động kinh - Một nguy cơ tiềm tàng khác của trẻ bị virus Zika

Dịch bệnh Zika lan rộng khắp Sài Gòn

Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài

Các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên thường trải qua mùa mưa kéo dài (từ tháng 5 đến tháng 11). Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và Zika phát triển. Hơn nữa, vào mùa mưa, đặc biệt trong trường hợp ngập lụt thì nước thải, rác thải và vùng nước đọng sẽ là môi trường thuận lợi để muỗi và virus sinh sôi, nguy cơ truyền bệnh là rất cao.

Trong 4 tháng đầu năm, cả nước có 21.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 8 người tử vong.

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển ở Nam Bộ và Tây Nguyên nhiều hơn

Muỗi trung gian gây bệnh sốt xuất huyết và Zika là muỗi Aedes Aegypti. Muỗi Aedes đang phát triển ở miền Nam, Trung và Tây Nguyên nhiều hơn miền Bắc do các khu vực này trong mùa mưa.

Thói quen tích trữ nước trong chum, vại

Ở các tỉnh Tây Nguyên có tình trạng thiếu nước vào mùa khô nên người dân thường tích trữ nước trong chum, vại không đậy nắp... Đây là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi và lây truyền bệnh sốt xuất huyết, Zika.

Thói quen tích trữ nước trong chum vại không đậy nắp là điều kiện để muỗi sinh sôi 

Tại khu vực Tây Nam Bộ, hiện tượng xâm nhập mặn đang diễn ra trên diện rộng. Để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, người dân đã tăng cường tích trữ nước sạch, nước mưa trong lu, chum, vại hoặc bồn chứa. Tuy nhiên, những vật chứa trên không được vệ sinh thường xuyên đã tạo môi trường cho muỗi phát triển.

Thói quen chỉ mắc màn khi ngủ ban đêm

Đặc tính của muỗi vằn truyền virus Zika, sốt xuất huyết là thường đốt người và hoạt động mạnh vào ban ngày chứ không phải ban đêm. Vì vậy, nếu bạn chủ quan chỉ mắc màn ngủ ban đêm thì bạn có nguy cơ cao bị muỗi đốt và mắc sốt xuất huyết và Zika.

Nên mắc màn khi đi ngủ để phòng chống muỗi đốt

Người dân chưa có kiến thức phòng bệnh

Khu vực Tây Nguyên không phải vùng lưu hành sốt xuất huyết phổ biến trong những năm qua nên miễn dịch đối với sốt xuất huyết của quần thể ở mức thấp nên khi xuất hiện dịch thì sẽ lây lan và bùng phát nhanh. Người dân trong khu vực phần lớn là người dân tộc ít người, dân trí còn thấp, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. 

Khu vực Nam Bộ là nơi có nhiều khu công nghiệp, khu đô thị

Các tỉnh Nam Bộ là nơi có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đông công nhân từ các địa phương khác đến. Những người này có thể đến từ vùng không có dịch sốt xuất huyết, chưa có miễn dịch phòng bệnh nên họ dễ có nguy cơ mắc bệnh; Đồng thời những nơi này cũng có khá nhiều những công trình dang dở, tạo điều kiện nước đọng làm chỗ cho muỗi sinh sôi.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm