Ngày 24/9, Cục An toàn thực phẩm cho biết năm học mới bắt đầu là thời điểm tập trung học sinh,
sinh viên tại các cơ sở đào tạo, các trường học ở các đô thị, các địa phương trong
toàn quốc.Sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh
thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố… làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm
thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của học
sinh, sinh viên.
Nguyên nhân chính của các nguy cơ này là do hành vi sử dụng thực phẩm không an toàn, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm, không bảo đảm an toàn thực phẩm ngay trong quá trình chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm diễn ra tại bếp ăn tập thể, căngtin của trường học và ngay tại quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố khu vực phụ cận.Trước tình hình đó, Cục An toàn thực phẩm có văn bản số 2066/ATTP-NĐ (24/9/2013) gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại trường học trên địa bàn.Cục An toàn thực phẩm đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các ngành chức năng địa phương tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về kiến thức an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các trường học như vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, không mua bán, sử dụng thực phẩm không biết rõ nguồn gốc, thực phẩm trôi nổi.
Bên cạnh đó phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để nâng cao trách nhiệm, lương tâm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào đối tượng kinh doanh thực phẩm, người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căngtin của trường học, quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố khu vực phụ cận trường học trên địa bàn.Sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố xung quanh khu vực trường học và bếp ăn trường học về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; định kỳ và đột xuất tổ chức thanh tra các cơ sở bếp ăn tập thể, căngtin của trường học, quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố, nơi tập trung đông người nhằm phát hiện sớm các vi phạm về đảm bảo an toàn thực phẩm, chấn chỉnh và xử lý nghiêm vi phạm; kiên quyết không để cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm được hoạt động kinh doanh thực phẩm.
Sở y tế các tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc ngành y tế xây dựng phương án, kế hoạch ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị chuyên môn, vật tư và phương tiện để tổ chức cấp cứu, điều trị, điều tra và xử lý kịp thời khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Nguyên nhân chính của các nguy cơ này là do hành vi sử dụng thực phẩm không an toàn, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm, không bảo đảm an toàn thực phẩm ngay trong quá trình chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm diễn ra tại bếp ăn tập thể, căngtin của trường học và ngay tại quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố khu vực phụ cận.Trước tình hình đó, Cục An toàn thực phẩm có văn bản số 2066/ATTP-NĐ (24/9/2013) gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại trường học trên địa bàn.Cục An toàn thực phẩm đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các ngành chức năng địa phương tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về kiến thức an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các trường học như vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, không mua bán, sử dụng thực phẩm không biết rõ nguồn gốc, thực phẩm trôi nổi.
Bên cạnh đó phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để nâng cao trách nhiệm, lương tâm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào đối tượng kinh doanh thực phẩm, người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căngtin của trường học, quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố khu vực phụ cận trường học trên địa bàn.Sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố xung quanh khu vực trường học và bếp ăn trường học về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; định kỳ và đột xuất tổ chức thanh tra các cơ sở bếp ăn tập thể, căngtin của trường học, quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố, nơi tập trung đông người nhằm phát hiện sớm các vi phạm về đảm bảo an toàn thực phẩm, chấn chỉnh và xử lý nghiêm vi phạm; kiên quyết không để cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm được hoạt động kinh doanh thực phẩm.
Sở y tế các tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc ngành y tế xây dựng phương án, kế hoạch ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị chuyên môn, vật tư và phương tiện để tổ chức cấp cứu, điều trị, điều tra và xử lý kịp thời khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn