Để giải quyết vấn đề này, sáng nay, 26/12, Bộ Y tế đã tổ chức buổi Hội thảo khoa học "Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác y tế".
Thực tế cho thấy, trong 10 năm, tổ chức bộ máy y tế cơ sở thực sự thiếu ổn định với 3 lần thay đỏi phương thức quản lý, nguồn nhân lực yếu và thiếu, cùng với sự phát triển nhanh chóng các dịch bệnh lây nhiễm cũng như không lây nhiễm. Đưa ra những giải pháp, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung khẳng định: Việc củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về y tế ở địa phương, xem xét lại vai trò, trách nhiệm của Phòng y tế, thống nhất công tác quản lý y tế về một đầu mối ở tuyến quận/huyện/thị xã nhằm nâng cao năng lực và vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với công tác y tế sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về y tế đối với tất cả các cá nhân, tổ chức có hoạt động liên quan đến dịch vụ y tế nói riêng và đến sức khỏe nhân dân nói chung.

Nên thống nhất quản lý y tế theo ngành dọc từ cấp tỉnh trở xuống ở tất cả các tỉnh
Một trong những vấn đề được đặt ra là việc thông tin, báo cáo họa động chăm sóc sức khỏe trong điều trị cũng như dự phòng một cách khoa học, khách quan ở các cấp. Cũng theo ông Nguyễn Văn Dung, do sự phân định chưa rõ ràng chức năng, nhiệm vụ trong việc quản lý nhà nước đối với các cơ sở y tế mà việc thông tin báo cáo giữa các tuyến chưa được thống nhất. Tuyến trên không nắm rõ được con số, số liệu điều trị ở tuyến dưới. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tháo gỡ được phần lớn những khó khăn này.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Khá khẳng định: Ngoài chính quyền địa phương các cấp, Bộ Y tế cần đề cập đến vai trò của các bộ, ngành khác trong công tác y tế như quân đội, công an, giáo dục, công thương... Những ngành này đều có cơ sở y tế riêng do ngành trực tiếp quản lý không chỉ ở tuyến trung ương mà còn ở tuyến tỉnh, huyện. Nếu không có thông tin báo cáo liên thông giữa các ngành này với Bộ Y tế sẽ tạo ra một "khoảng trống" (*) trong việc quản lý y tế trong cả nước. Bà Khá đề nghị: "Nên thống nhất quản lý y tế theo ngành dọc từ cấp tỉnh trở xuống ở tất cả các tỉnh. Nên chăng, để Bộ Y tế cùng nghiên cứu khi dự thảo các quy định quản lý y tế theo Hiến pháp sửa đổi, nhằm đem lại lợi ích lớn trong việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân và giải quyết khủng hoảng khi xảy ra sự việc".
Còn theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang, việc phân định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của Bộ Y tế và chính quyền địa phương sẽ giúp cơ quan y tế hoạt động đúng vai trò của mình và các cơ quan quản lý sẽ không "dẫm lên chân nhau" trong quá trình quản lý.
Thực tế cho thấy, trong 10 năm, tổ chức bộ máy y tế cơ sở thực sự thiếu ổn định với 3 lần thay đỏi phương thức quản lý, nguồn nhân lực yếu và thiếu, cùng với sự phát triển nhanh chóng các dịch bệnh lây nhiễm cũng như không lây nhiễm. Đưa ra những giải pháp, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung khẳng định: Việc củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về y tế ở địa phương, xem xét lại vai trò, trách nhiệm của Phòng y tế, thống nhất công tác quản lý y tế về một đầu mối ở tuyến quận/huyện/thị xã nhằm nâng cao năng lực và vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với công tác y tế sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về y tế đối với tất cả các cá nhân, tổ chức có hoạt động liên quan đến dịch vụ y tế nói riêng và đến sức khỏe nhân dân nói chung.
Nên thống nhất quản lý y tế theo ngành dọc từ cấp tỉnh trở xuống ở tất cả các tỉnh
Một trong những vấn đề được đặt ra là việc thông tin, báo cáo họa động chăm sóc sức khỏe trong điều trị cũng như dự phòng một cách khoa học, khách quan ở các cấp. Cũng theo ông Nguyễn Văn Dung, do sự phân định chưa rõ ràng chức năng, nhiệm vụ trong việc quản lý nhà nước đối với các cơ sở y tế mà việc thông tin báo cáo giữa các tuyến chưa được thống nhất. Tuyến trên không nắm rõ được con số, số liệu điều trị ở tuyến dưới. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tháo gỡ được phần lớn những khó khăn này.
(*) Khoảng trống trong quản lý y tế là khái niệm mới được đưa ra khi mà Báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc năm 2007 có sai số khá lớn so với thực tế. Nguyên nhân là do có nhiều hoạt động y tế ở các ngành khác mà Bộ Y tế không nắm được để đưa vào thống kê chung về nguồn lực cho y tế... |
Còn theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang, việc phân định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của Bộ Y tế và chính quyền địa phương sẽ giúp cơ quan y tế hoạt động đúng vai trò của mình và các cơ quan quản lý sẽ không "dẫm lên chân nhau" trong quá trình quản lý.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn