Dầu cá và men gạo đỏ có giúp giảm cholesterol?

Gạo đỏ tốt cho sức khỏe

Tránh thực phẩm chức năng gì khi uống thuốc hạ mỡ máu?

Có nên dùng lá sen để giảm mỡ máu?

Probiotics có giúp hạ cholesterol?

Mờ mắt do tăng huyết áp có điều trị được không?

Health+ đã gửi câu hỏi của bạn cho ConsumerLab.com – một công ty kiểm định thực phẩm chức năng uy tín tại New York, Mỹ. Các chuyên gia tại ConsumerLab.com trả lời như sau:

Phytosterol mà bạn đang sử dụng thực chất là sterol thực vật. Theo các nghiên cứu khoa học, bổ sung sterol hoặc stanol thực vật (hợp chất tồn tại tự nhiên trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau củ, dầu thực vật, quả hạnh và các loại hạt). Do cấu trúc hóa học giống với cholesterol nên sterol và stanol thực vật có thể cạnh tranh với sự hấp thu chất này ở ruột, từ đó làm giảm lượng LDL-cholesterol (cholesterol "xấu") trong máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sterol và stanol thực vật có thể giúp làm giảm được trung bình là 6% lượng LDL-cholesterol hoặc thậm chí là 14% chỉ trong 4 tuần.

Curcumin có gây tiêu chảy? Curcumin có gây tiêu chảy?
Probiotics có giúp hạ cholesterol? Probiotics có giúp hạ cholesterol?
Dùng probiotics trước, trong hay sau bữa ăn tốt hơn? Dùng probiotics trước, trong hay sau bữa ăn tốt hơn?
Dầu cá Omega-3 có chứa thủy ngân không? Dầu cá Omega-3 có chứa thủy ngân không?
Nên đọc

Sử dụng kết hợp sterol hoặc stanol thực vật với statin (thuốc hạ mỡ máu theo toa) có hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng statin. 

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu trên men gạo đỏ (red yeast rice, có chứa statin tự nhiên) lại cho thấy rằng dùng kết hợp sterol hoặc starol thực vật với men gạo đỏ không làm giảm LDL cholesterol nhiều hơn so với chỉ sử dụng men gạo đỏ. Sử dụng men gạo đỏ được đánh giá là phương pháp bổ sung mạnh nhất để làm giảm cholesterol, mặc dù tính an toàn và hiệu quả còn tùy thuộc rất nhiều vào sản phẩm mà bạn lựa chọn.

Dầu cá, với liều lượng lớn, có thể hạ thấp mức độ triglycerides (nguyên nhân chính gây nên các bệnh nguy hiểm như, đột quỵ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim...) nhưng chưa được chứng minh là có thể làm giảm lượng LDL cholesterol.

Chúc bạn luôn khỏe!

**ConsumerLab.com là một công ty có trụ sở tại White Plains (New York, Mỹ), được thành lập vào năm 1999 bởi Tod Cooperman. ConsumerLab.com hoạt động nhằm mục đích “Xác định các sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng có chất lượng tốt nhất thông qua kiểm nghiệm độc lập”.

Trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, ConsumerLab.com tiến hành thử nghiệm các sản phẩm có mặt trên thị trường và lấy doanh thu từ việc công bố kết quả trên ấn phẩm trực tuyến. Có tem của ConsumerLab.com trên nhãn là một trong những tiêu chí để nhận diện sản phẩm TPCN an toàn, hiệu quả.

Tiêu Bắc H+ (Theo Consumerlab)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Thực phẩm chức năng