Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng táo bón cho trẻ
Táo bón mãn tính dễ gây ung thư ruột già
Cảnh giác với chứng táo bón ở trẻ
5 thực phẩm nên ăn để phòng ngừa táo bón
Nguyên tắc phòng và điều trị táo bón cho trẻ
Bác sỹ Nguyễn Thị Kim Nga: Táo bón là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, việc điều trị bệnh cần phải kiên trì và đúng nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, chị nên đưa cháu đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng hướng. Nếu để lâu ngày, bệnh táo bón sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sự phát triển thể chất của trẻ và gây hại đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, chị có thể cải thiện tình trạng của cháu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt như:
Chế độ ăn: Đối với trẻ nhỏ cần xem xét chế độ ăn phù hợp với độ tuổi. Khuyến khích trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tăng cường chất xơ, hạn chế những loại thức ăn ít hoặc không có chất xơ như kem, phomat, các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Tập cho trẻ thói quen ăn rau, củ, quả để phòng ngừa táo bón
Uống đủ nước: Nên cho trẻ uống nhiều nước kể cả khi không khát. Đặc biệt chú ý trong những ngày nóng, nắng trẻ ra nhiều mồ hôi, những khi trẻ bị ốm sốt cao. Bình thường khi trời nóng, lượng nước cần uống mỗi ngày vào khoảng 1,5 lít cho trẻ từ 4 - 6 tuổi, 2 lít cho trẻ từ 7 tuổi trở lên.
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Đối với trẻ nhỏ, cần cho các cháu vận động thường xuyên ngoài trời, tập thói quen đại tiện hàng ngày trong khoảng thời gian nhất định. Không nên cho trẻ ngồi bô quá lâu.
Đặc biệt, chị không nên tự ý cho cháu sử dụng thuốc trị táo bón. Việc sử dụng thuốc phải có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Hơn nữa, các thuốc này không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây táo bón và dùng lâu ngày có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Chị có thể cho cháu dùng thêm các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, giúp phòng và hỗ trợ điều trị chứng táo bón ở trẻ.
Bình luận của bạn