Nguyên nhân gây táo bón thường do trẻ ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều thức ăn cứng hoặc đồ ăn nhanh, uống ít nước và thói quen nhịn đi cầu. Táo bón kéo dài gây đầy bụng, biếng ăn dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng, thậm chí gây ra những vấn đề bệnh lý về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, phình đại tràng, trĩ….Bố mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện và tập thói quen đại tiện cho trẻ để phòng và điều trị bệnh táo bón.
1. Uống nhiều nước
Uống ít nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón ở trẻ. Khi lượng nước uống vào không đủ, cơ thể sẽ hút nước từ thức ăn trong ruột non và ruột già làm phân trở nên khô cứng. Vì vậy cần cho trẻ uống đủ nước để phòng và cải thiện tình trạng táo bón. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nặng 10kg cần 1000ml nước mỗi ngày (kể cả sữa, nước hoa quả); với các trẻ nặng trên 10kg, mỗi kg cần bổ sung thêm 50ml nước. Đặc biệt hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas.
2. Bổ sung đầy đủ chất xơ
Táo bón hầu hết chỉ xảy ra ở những trẻ ăn thiếu chất xơ do không chịu ăn rau xanh và hoa quả. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau đay, mồng tơi, khoai lang, giá đỗ, đu đủ, thanh long, chuối…; ngũ cốc (ngô, đậu, yến mạch…) thường xuyên giúp ngừa táo bón hiệu quả.
Những trẻ biếng ăn hoặc đang bị táo bón cần được bổ sung thêm các chất xơ tự nhiên hòa tan như FOS (Fructo oligo saccharide), GOS (Galacto oligo saccharide), Inulin,.... FOS, GOS và Inulin là những chất xơ tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật tan được trong đường tiêu hóa. Trong ống tiêu hóa FOS trương nở và thẩm thấu nước giúp làm mềm và xốp phân, tăng nhu động ruột giúp trẻ đại tiện dễ dàng. Ngoài ra, Inulin sẽ lên men tạo nguồn thức ăn cho vi sinh vật có ích, ức chế vi sinh vật gây hại, giúp trẻ tăng cường hấp thu dinh dưỡng, kích thích ngon miệng.
Chất xơ tự nhiên được sản xuất dưới nhiều dạng như bột, cốm, dung dịch uống. Trong đó dạng dung dịch lỏng đóng trong ống chứa 2 thành phần FOS và Inulin được hấp thu nhanh, có hiệu quả cao nhất và dễ dàng sử dụng để phòng và điều trị táo bón. Chất xơ hòa tan được bổ sung cho trẻ trên 1 tuổi theo công thức: Khối lượng chất xơ/ngày = 5g + số tuổi của bé. Theo đó, trẻ 5 tuổi cần 10g chất xơ mỗi ngày. Cần bổ sung đúng đủ lượng chất xơ thì việc điều trị táo bón cho trẻ mới có hiệu quả.
Các hoạt động thể chất đạp xe, chạy, nhảy, bơi.. tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn, giúp tiêu hóa tốt hơn, phân di chuyển nhanh hạn chế táo bón. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài khoảng 10-15 phút mỗi tối hoặc di chuyển 2 chân của bé theo kiểu đạp xe đạp khoảng 10 - 15 phút để làm tăng nhu động ruột.
Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đều đặn và thường xuyên theo giờ quy định tạo phản xạ đều đặn cho nhu động ruột. Trong khi đại tiện nhắc trẻ không xem ti vi hay nghịch đồ chơi, tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu. Đặc biệt nhắc trẻ không được nhịn đi đại tiện vì đại tràng thường xuyên rút bớt nước từ chất thải đường tiêu hóa nên để càng lâu, phân càng khô cứng và khó ra ngoài.
Cần cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời khi có các hiện tượng: Táo bón kéo dài trên một tuần; Thay đổi chế độ ăn không có tác dụng; Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng, Táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ : kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.
Bình luận của bạn