Cảnh giác với chứng táo bón ở trẻ

Chế độ ăn uống đủ nước và chất xơ sẽ giúp trẻ tránh khỏi chứng táo bón
Chế độ ăn uống đủ nước và chất xơ sẽ giúp trẻ tránh khỏi chứng táo bón

Vì sao trẻ bị táo bón

Táo bón là tình trạng đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu trong điều kiện ăn uống bình thường. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi bị táo bón, trẻ thường đại tiện không thường xuyên nên các chất độc hại không được thải loại khỏi cơ thể mà còn có nguy cơ hấp thu ngược trở lại. Vì vậy trẻ dễ bị trướng bụng, đầy hơi, dẫn tới tình trạng không muốn ăn và lười ăn. Tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ cáu gắt, đau đầu, quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, có thể bán tắc ruột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ.

Theo các chuyên gia y tế, 95% nguyên nhân táo bón ở trẻ là do chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày không hợp lý. Đa phần, các mẹ cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm nhưng lại ít uống nước, ít ăn hoa quả và rau xanh.

Ngoài ra, trẻ không tạo được thói quen đại tiện đúng giờ hoặc trẻ bị rối loạn tâm lý khi bắt đầu tập đi bồn cầu, đi học cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh táo bón.

Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón

Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý rằng táo bón không thể đánh giá dựa trên số lần đi đại tiện bởi thực tế có bé đi đều đặn hằng ngày nhưng phân khô cứng thì đó rất có thể đã là táo bón. Trong khi đó, có thể 2 - 3 ngày trẻ mới đi một lần mà phân mềm, thành khuôn thì chưa thể kết luận là táo bón được.

Vì vậy, nếu thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải nhăn mày, rặn mạnh, vã mồ hôi, khóc thét, phân có máu... thì đó là lúc bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Lúc này, phụ huynh cần có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh để phân bị tích lại trong ruột lâu ngày, các chất độc hại có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Các bà mẹ phải làm gì khi trẻ bị táo bón

Một trong những nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ chính là do thiếu nước trong cơ thể. Vì vậy, để khắc phục có hiệu quả với những trẻ đang bị táo bón, cha mẹ nên tích cực cho con uống nhiều nước mỗi ngày, nhất là uống nước sau khi trẻ thức dậy.

Những trái cây như đu đủ chín, chuối chín cực kỳ hiệu quả trong việc chữa táo bón. Cha mẹ nên cho trẻ ăn đu đủ chín hoặc vài quả chuối chín hằng ngày để cho kết quả điều trị táo bón tốt hơn.

Hiện nay, nhóm chất xơ tự nhiên có cơ chế trương nở như Inulin thường được các bác sĩ khuyên dùng trong điều trị táo bón cho trẻ. Inulin hoạt động theo cơ chế ngấm nước và nở ra, làm phân mềm, xốp và tăng khối lượng phân, có tác dụng nhuận tràng, giúp phân tống ra ngoài dễ dàng hơn.

Inulin giúp cản hấp thu một số chất có hại cho sức khỏe, tăng cường hấp thu khoáng chất, nhất là canxi và còn là nguồn thức ăn giúp nuôi dưỡng và phát triển các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa.

Doan Truong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ