Hà Nội chặt cây rồi mới hỏi ý kiến dân?

Một số cây xà cừ trên đường Lê Duẩn đã bị đốn hạ (Ảnh: Quý Đoàn)

Yêu cầu rà soát việc chặt bỏ, thay thế 6.700 cây xanh tại Hà Nội

Sốc với những hình ảnh ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc

37 'làng ung thư' do ô nhiễm môi trường sống

14.000 cái chết mỗi ngày vì... nước bẩn

Sẽ trưng cầu ý kiến dân

Trước yêu cầu của người dân thành phố Hà Nội về việc thành phố cần trưng cầu ý kiến người dân về việc thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Xuân Hưng – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên công viên cây xanh Hà Nội cho biết, chiều qua đơn vị đã chính thức treo biển trưng cầu ý kiến người dân.

Sau khi treo biển một tuần công ty sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân qua số máy 04.39785540, trực 24/24 giờ. Nếu trường hợp không có ý kiến phản đối của người dân, cây sẽ được đánh chuyển, thay thế bằng một cây đúng chủng loại, kích thước theo quy định.

Theo ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, các đơn vị triển khai công tác chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố vì công tác thông tin, tuyên truyền kém, khiến người làm công tác truyền thông và người dân không hiểu hết về đề án.

Trong khi thực tế, kế hoạch này sẽ từng bước thay thế, thành phố Hà Nội sẽ đốn hạ 6.700 cây xanh trên tổng số gần 3.000 cây tại 10 quận nội thành, thời gian thực hiện trong 3 năm (2015 – 2017). Những cây bị đốn hạ là cây cỗi, đã già, không đúng chủng loại, sâu mọt, cong nghiêng không đảm bảo an toàn giao thông, có thể đổ gãy gây tai nạn chết người…

Đến bao giờ Hà Nội mới xanh cây?

Cây vàng tâm mới được trồng thay thế cho những cây cũ bị đốn hạ (Ảnh: Quý Đoàn)

Tại một số tuyến phố như Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, những cây xanh đã bị chặt hạ và thay thế bằng những loại cây khác “phù hợp với cảnh quan và quy hoạch của thủ đô”. Những cây trồng được thay thế là cây vàng tâm. Thân cây khá lớn, nhưng toàn bộ cành lá đã được cắt bỏ, chỉ còn trơ trọi thân gỗ. Điều đáng nói là việc thay thế cây vàng tâm lại hoàn toàn không hợp lý. Theo GS Nguyễn Lân Dũng, vàng tâm là cây gỗ rất quý có giá trị tương đương với cây sưa, thường mọc ở rừng sâu trong độ cao khoảng 100 – 700m. Hơn nữa, cây này ưa đất chua, lớn rất chậm, đòi hỏi độ cao và không khí lạnh mới có thể phát triển.

Vậy, thử hỏi, đến bao giờ Hà Nội mới xanh cây? Hay thành phố chỉ toàn là các tòa nhà kính chọc trời với những cầu vượt, đường sắt trên cao và đường bê tông chằng chịt?

An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội