37 'làng ung thư' do ô nhiễm môi trường sống

Hội thảo Bảo vệ Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách Tư pháp

Nghịch lý khu xử lý rác 20 tỷ đồng “đắp chiếu”

TP.HCM: Nhiều bệnh viện gây ô nhiễm môi trường

13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Lào Cai: Tại sao ô nhiễm môi trường KCN Tằng Loỏng kéo dài nhiều năm?

Phát biểu tại Hội thảo Bảo vệ Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách Tư pháp diễn ra vào ngày 27/11, TS.BS Phạm Đức Phúc – Trung tâm Y tế công cộng và Hệ sinh thái của trường Đại học Y tế công cộng cho biết, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số đang tạo áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường. Tại các khu đô thị, khu công nghiệp hay các làng nghề càng ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Nhiều cơ sở sản xuất công ngiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. 

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2012, cả nước có 37 "làng ung thư". Còn theo Bệnh viện K, trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện và khoảng 70.000 người chết vì căn bệnh này, tăng gấp đôi so với thời gian trước đây. 

Tuy vậy, cơ chế khiếu kiện trong lĩnh vực môi trường vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến thiếu khả thi trong thực tế. Theo báo cáo, gần 31% người được phỏng vấn cho rằng họ đang sống trong môi trường có ô nhiễm, nhưng chỉ có 12% trong số đó khiếu nại hoặc kiếu kiện tới chính quyền.

Về nguyên nhân gây ung thư, theo nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), 80% bệnh nhân ung thư có liên qua tới amiăng, bao gồm cả amiăng trắng. 

Tại Việt Nam, mỗi năm nhập khẩu trung bình 650.000 tấn amiăng dùng để sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, thế nhưng việc thống nhất giữa các cơ quan liên quan về vấn đề amiăng lại chưa có kết quả. Về phía Bộ Y tế, Bộ đã cấm sử dụng amiăng để sản xuất và kiến nghị đưa amiăng vào danh mục các chất độc hại, thế nhưng về phía được hưởng lợi từ việc sử dụng amiăng lại lấy lý do, do quyết định của Thử tướng còn hiệu lực nên việc sản xuất vẫn tiến hành bình thường. Và cơ quan có trách nhiệm hàng đầu trong vấn đề này là Bộ Công Thương thì có vẻ đang trung lập khi mà tác hại của amiăng  đã được nghiên cứu và chứng minh thì Bộ lại muốn tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn thận xác định ảnh hưởng của amiăng tới sức khỏe cộng đồng.

Theo bà Nguyễn Hoàng Phượng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên thì hệ thống y tế dự phòng của nước ta đang ở trong thế bị động, ngành y tế luôn vào cuộc chậm nhất, để lại những hậu quả đáng tiếc về mặt con người.

Tại hội thảo, bà Phượng cũng đã đề xuất một số kiến nghị để đảm bảo cho việc quản lý sức khỏe cộng đồng. Theo bà, hệ thống y tế cần có thể chế hóa quy định về đánh giá tác động sức khỏe đối với các dự án công nghiệp. Bộ Y tế nên chủ động phát hiện và lập bản đồ các điểm có tỷ lệ bệnh tật cao, đồng thời cảnh báo người dân và đề xuất các giải pháp hợp lý. Bên cạnh đó, ngành y tế chủ động hỗ trợ người dân trong điều tra và xác định ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường tới sức khỏe con người.

Bà Nguyễn Hoàng Phượng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên phát biểu tại hội thảo

Chia sẻ từ Hội thảo cho thấy các cơ chế khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến môi trường hiện nay vẫn chưa bảo vệ được quyền lợi của người dân, thậm chí còn làm tăng thêm gánh nặng cho người khởi kiện.

Trên cơ sở phân tích và trao đổi tại buổi Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những kiến nghị nhằm cải cách lĩnh vực tư pháp môi trường ở Việt Nam. Trong số đó, giải pháp thành lập Tòa Môi trường và sử dụng giám định dân cư để xách định thiệt hại do ô nhiễm môi trường được khuyến cáo cần nhìn nhận đúng và áp dụng vào thực tiễn. 

“Thủ tục đánh giá tác động môi trường hiện hành còn chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia một cách thực chất trong quá trình đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai một dự án đầu tư có ảnh hưởng tới môi trường địa phương. Để nâng cao hiệu quả tham gia của người dân trong giám sát xã hội đối với hoạt động bảo vệ môi trường, cần có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về chủ thể có quyền giám sát xã hội, quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện hoạt động giám sát, đối tượng chịu sự giám sát…”, TS. Nguyễn Văn Chương - Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định.
Lưu Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn