Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi” tại TP.HCM - Ảnh: Sức khỏe+
Một nghĩa cử cao đẹp, 4 người được kéo dài sự sống
Mỹ: Bệnh nhân HIV được hiến tạng cho người đồng nhiễm
Đăng ký hiến tạng 'mở lòng nhân ái, gieo mầm sự sống'
Thủ tướng gửi thư khen bác sĩ, tri ân người hiến tạng cứu 7 bệnh nhân
Sáng ngày 30/12, tại TP.HCM, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP.HCM; Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi”. Sự kiện là bước tiếp nối thành công từ Lễ phát động tại Hà Nội hồi tháng 5/2024 với sự tham dự và trực tiếp đăng ký của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhằm lan tỏa thông điệp nhân văn và thúc đẩy phong trào hiến tặng mô, tạng trong cộng đồng.
Số ca chết não hiến mô, tạng tăng nhưng vẫn chưa đủ
Ghép mô, tạng là phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh bị hỏng mô, tạng không thể hồi phục. Kỹ thuật này ngày càng phát triển và được ghi nhận là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học thế giới, là 1 trong 10 phát minh về khoa học kỹ thuật làm thay đổi cuộc sống của nhân loại trong thế kỷ 20.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, đến nay Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật ghép thận, gan, tim, phổi, giác mạc ngang tầm quốc tế và là nước có tổng số ca ghép tạng mỗi năm cao nhất Đông Nam Á (với trên 1000 ca/năm).
Thế nhưng, danh sách những người chờ ghép tạng vẫn còn dài. Mỗi ngày vẫn có nhiều người bệnh phải qua đời vì không có tạng để ghép. Trong khi đó, số người chết não hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam còn thấp so với các nước trên thế giới. Thực tế cho thấy, ở nước ta 95% nguồn tạng hiến từ người cho sống, chỉ có 4-5% tạng hiến từ người chết não. Điều này ngược lại với các nước phát triển là 40-90% tạng hiến từ người chết não.
Năm 2024 được xem là năm ấn tượng của ngành ghép tạng Việt Nam. Trong 12 tháng qua, nước ta có 39 ca chết não hiến mô, tạng - một số con kỷ lục. Dù vậy, tình trạng thiếu tạng ở Việt Nam vẫn ở mức rất trầm trọng.
Nhìn nhận về thực trạng hiến mô, tạng ở nước ta, bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thẳng thắn chỉ rõ, tỷ lệ hiến tạng từ người chết não tại nước ta còn khiêm tốn so với nhu cầu người đăng ký nhận tạng. Số lượng ca chờ ghép cao, danh sách những người chờ ghép tạng vẫn còn rất dài và mỗi ngày vẫn còn rất nhiều người không có tạng để ghép. Tại các nước phát triển trên thế giới như Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc… tỷ lệ hiến tạng sau chết chiếm hơn 90%, trong khi đó Việt Nam có tới 100 triệu dân nhưng người hiến tạng thuốc nhóm thấp nhất thế giới.
Gieo hy vọng, lan tỏa yêu thương
Tại Lễ phát động, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến người hiến tạng, gia đình người hiến tạng, đội ngũ y bác sĩ và chuyên gia y tế… Đồng thời nhấn mạnh, hiến mô, tạng là món quà cao quý nhất của một người trao tặng cho người khác. Thời gian qua, hàng nghìn người đã được cứu sống từ tấm lòng cao cả ấy.
“Lĩnh vực hiến mô, tạng tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Nhưng với sự chung tay của toàn xã hội, với sự tích cực truyền thông vận động thay đổi hành vi của cộng đồng, cùng với sự năng động, tích cực của hệ thống các bệnh viện và trên cùng là sự lãnh đạo điều hành thông qua việc ban hành thể chế của Quốc hội, Chính Phủ, bộ ban ngành, chúng ta tin tưởng rằng Việt Nam sẽ là điểm sáng trên bản đồ hiến, ghép tạng của thế giới”, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
Theo Hoà thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiến mô tạng cứu người là hành động thể hiện tinh thần từ bi bác ái của Phật giáo. Tinh thần và lời dạy của Phật, với triết lý từ bi cứu khổ, luôn đề cao giá trị sống và khuyến khích hành động vị tha, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loại người. Tư tưởng Kinh Bát Nhã Ba La Mật dạy về “bố thí nội tài” - kêu gọi cộng đồng Phật giáo sẵn sàng hiến tặng những gì quý giá nhất của bản thân, bao gồm mô, tạng và giác mạc để giúp con người. Hiến mô, tạng chính là hiện thực hóa tinh thần “bố thí nội tài”, là sự chuyển giao sinh mệnh, nối dài yêu thương, cho phép sự sống được tiếp nối và lan toả từ cơ thể của người phát tâm lành sang 6-8 cơ thể của người khác.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi toàn thể tăng ni, phật tử và những người yêu mến Phật, hãy mạnh dạn đăng ký hiến mô, tạng. Đây là cơ hội cuối cùng để chúng ta trao món quà vô giá, cứu sống những người đang đứng giữa lằn ranh sinh tử.
Mỗi người đăng ký hiến mô, tạng sẽ tiếp nối hành trình gieo hy vọng, lan tỏa yêu thương và tạo nên những điều kỳ diệu. Vì mỗi sự sống được cứu là một món quà vô giá, và mỗi hành động cho đi là một minh chứng cho tinh thần nhân ái bất diệt của con người Viêt Nam.
Bình luận của bạn