Ho có đờm kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân
Cách tự nhiên giúp điều trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Những cách tự nhiên giúp điều trị ho có đờm, không cần uống thuốc
Trẻ bị ho có đờm bố mẹ nên làm gì?
Trẻ bị ho có đờm nên kiêng ăn gì?
TS. Ellie Cannon - Chuyên gia y tế cho tờ Daily Mail trả lời:
Chào bạn!
Ho mạn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và phải mất nhiều tháng để bác sỹ có thể tìm ra thủ phạm chính xác gây ra tình trạng trên. Trào ngược acid dạ dày thực quản có thể là một trong những nguyên nhân gây ho. Do đó, để kiểm soát ho do trào ngược, bạn sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc như Lansoprazole và Gaviscon. Ngoài trào ngược dạ dày thực quản thì những nguyên nhân dưới đây cũng có thể gây ho kéo dài:
- Viêm xoang mạn tính: Viêm xoang mạn tính có thể khiến bạn bị ho có đờm hoặc ho dai dẳng. Nguyên nhân là do chất nhầy từ mũi chảy vào cổ họng và kích thích ho.
- Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc trị tăng huyết áp như ramipril hoặc lisinopril, thường được sử dụng ở những người bị bệnh tim cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ho.
- Do mắc bệnh lý phế quản: Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh giãn phế quản hoặc viêm phế quản mạn tính. Giãn phế quản sẽ được chẩn đoán khi chụp CT. Viêm phế quản mạn tính (biểu hiện là ho và khó thở) có thể được chẩn đoán sau khi chụp X-quang ngực và đo chức năng thông khí phổi. Mặc dù viêm phế quản mạn tính có liên quan đến những người hút thuốc lá, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những người không hút thuốc, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và hóa chất.
Trong trường hợp của bạn, bạn đã sử dụng thuốc điều trị trào ngược acid mà tình hình bệnh vẫn không cải thiện thì nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do mắc các bệnh lý về hô hấp. Do vậy, bạn nên xem lại thuốc mình đang dùng và đến gặp bác sỹ chuyên khoa hô hấp để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn