Ho có đờm là một bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ
Trẻ bị ho có đờm, khi nào cần đi bệnh viện?
Một số lưu ý chọn siro ho an toàn cho trẻ bị ho có đờm
Vì sao trẻ dễ bị ho có đờm?
Ho có đờm lâu ngày làm sao trị khỏi?
Sữa
Nếu trẻ bị ho, bạn cần phải làm tiêu đờm trong cổ họng của trẻ. Tránh các loại thực phẩm tạo ra chất nhầy có thể giúp giảm ho. Một nghiên cứu ghi nhận rằng đối với một số người, uống sữa làm kích thích tạo ra chất nhầy trong đường hô hấp, trong đó có phổi và cổ họng. Protein từ việc tiêu hóa sữa kích thích sản sinh chất nhầy dư thừa trong đường ruột. Sữa và các sản phẩm từ sữa khác có thể có tác dụng tương tự trên đường hô hấp, đặc biệt là nếu đã có nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Nếu trẻ bị ho, phụ huynh nên tạm thời kiêng cho trẻ uống sữa để nhanh hồi phục.
Thực phẩm chiên rán, đồ uống cay lạnh
Các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ sẽ khiến dạ dày phải co bóp nhiều, hệ tiêu hóa có thể hoạt động kém đi, khiến dịch đờm tiết ra nhiều hơn khiến bệnh tình ngày càng lâu khỏi. Ngoài ra, các loại đồ uống cay lạnh sẽ gây kích thước cho vòm họng, khiến cơn ho kéo dài hơn.
Thực phẩm giàu chất béo và ngọt
Những đồ ăn, uống nhiều chất béo và ngọt luôn luôn nằm trong danh sách hạn chế ăn uống nếu muốn có cơ thể trẻ khỏe mạnh, không bệnh tật. Nếu muốn điều trị ho có đờm hiệu quả, phụ huynh cũng nên hạn chế chất béo và đồ ngọt cho bé. Nếu ăn nhiều chất béo và đường sẽ khiến bé nóng trong, ho nhiều hơn kèm đờm đặc không bật ra ngoài được. Đặc biệt, bé bị viêm phế quản co thắt khi ăn nhiều đồ béo sẽ khiến đờm kết đặc lại, chặn đường hô hấp gây khó thở cho bé.
Các món tanh
Các loại hải sản chính là những thực phẩm cần tránh xa cho trẻ. Nếu bé nhà bạn ăn đồ ăn này sẽ ngày càng ho và ho có đờm nặng hơn vì đồ ăn tanh liên quan tới việc kích thích hệ hô hấp đồng thời có một số trẻ còn bị dị ứng với chất protein có trong đồ hải sản.
Bình luận của bạn