Ho kéo dài và dai dẳng sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Ho kéo dài ở người cao tuổi, không thể bỏ qua
Ho kéo dài - dấu hiệu nguy hiểm
Mẹo giúp giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn (P.1)
Hen phế quản chuyển nhanh thành suy hô hấp nặng ở trẻ
Bác sỹ Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội Hô hấp Thần kinh, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, trả lời:
Chào bạn! Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh ho trên 5 ngày bất luận là tình trạng ho thế nào thì cần phải đi khám ngay. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, ho ra máu, đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Ho chỉ là triệu chứng của bệnh nên điều trị nguyên nhân gây ho thì triệu chứng này sẽ biến mất. Để điều trị ho, bên cạnh việc chữa bệnh (nguyên nhân gây ho) thì đôi khi bác sỹ cũng dùng thuốc ho hay long đờm. Thuốc ho có tác dụng làm giảm ho và chỉ dùng trong trường hợp ho khan, kích thích gây khó chịu. Trong trường hợp ho có đờm, bác sỹ sẽ dùng thuốc làm loãng hay tan đờm.
Thuốc ho không thể thay thế thuốc điều trị bệnh chính gây ho, trái lại có thể che lấp triệu chứng của bệnh. Vì vậy, chỉ dùng khi thật sự cần, như ho nhiều làm khó chịu hay có nguy cơ gây biến chứng...
Thuốc ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp. Không dùng thuốc ho kết hợp thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không khạc ra được. Không dùng thuốc ho quá 5 ngày, nếu còn tiếp tục ho cũng không được tự ý tăng liều.
Đối với các bệnh nhân có tiền sử hen, lao phổi, tăng huyết áp, đau dạ dày, sụt cân nhiều nên đến bác sỹ khám để tìm nguyên nhân và điều trị tận gốc. Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa); Tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật...; Không ăn đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ gây kích thích vòm họng.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn