Người bệnh hở van tim làm sao ngừa vôi hóa van tim?
SUCKHOE+ | Xin chào chuyên gia! Tôi nghe nói hiện tượng vôi hóa van tim là một tình trạng đáng lo ngại với người bị hở van tim. Xin hỏi có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Có thể làm gì để phòng tránh tình trạng vôi hóa van tim? (C.T.H., Hà Tĩnh)
GS.TS. Phạm Gia Khải, Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam trả lời:
Chào bạn!
Trên thực tế, trong lòng mạch máu, cứ vị trí nào dòng máu xoáy mạnh và kéo dài, vị trí đó sẽ có nguy cơ bị vôi hóa sớm. Do đó, vị trí động mạch bị hẹp lại cũng sẽ có nguy cơ vôi hóa sớm hơn những đoạn mạch bình thường và van tim cũng như vậy. Mặt khác, khi bị thoái hóa, mô sống đã thành mô chết, vôi hóa là chuyện tất yếu.
Vậy người bệnh hở van tim phải làm thế nào để trì hoãn, giữ quá trình vôi hóa chậm lại, tránh dòng máu xoáy mạnh đi qua đó? Trước hết, người bệnh van tim, hở van tim không nên vận động quá gắng sức. Nguyên nhân là bởi mỗi khi gắng sức, dòng máu đi qua van tim sẽ có xu hướng bị xoáy mạnh hơn.
Nhiều người cứ nghĩ bị bệnh mạch vành, hẹp - hở mạch vành rồi nên tăng cường tập luyện lên để thúc đẩy hình thành tuần hoàn bàng hệ. Tuy nhiên, đây là một quan niệm khá sai lầm, thậm chí còn làm tăng nguy cơ phải nong mạch vành, nong van tim. Chưa kể không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành nong van bằng bóng.
Khi van tim đã vôi hóa, có nghĩa van đã tiếp xúc nhiều với dòng máu xoáy. Dù bạn có cố thế nào cũng sẽ không thể khiến dòng máu không xoáy mạnh nữa. Do đó, tốt hơn hết không nên vận động quá gắng sức có thể đẩy nhanh tốc độ vôi hóa van tim.
Bình luận của bạn