Ăn vải thế nào để không bị nóng, ngộ độc?

Ăn vải đúng cách bạn sẽ không lo bị nóng, ngộ độc

Có hay không việc trẻ ăn vải bị viêm não Nhật Bản?

Bé 4 tuổi nghiện ăn vải

Sấu ngâm đường: Món quà mùa hè của mẹ

Món ngon với tôm: Tôm xào đậu tuyết và ớt chuông đỏ

Trả lời: 

ThS.BS Doãn Thị Tường Vi - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho biết:

Chào bạn! Vải là trái cây phổ biến trong mùa hè, tuy nhiên loại quả này có tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều. Trong vải có nhiều đường glucose. Khi ăn quá nhiều vải tươi cùng một lúc sẽ khiến lượng đường glucose trong máu vượt quá khả năng hấp thu và chuyển hóa của gan. Ăn quá nhiều vải cũng làm lượng đường glucose tăng đột biến, khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách tiết insulin để làm giảm nồng độ đường trong máu xuống hay còn gọi là triệu chứng "say vải".

Để tránh không bị nóng và ngộ độc thì khi ăn vải, bạn và gia đình cần lưu ý một số điều sau: 

Ăn cả lớp màng trắng bọc quanh cùi vải: Khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ vải ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cùi vải). Lớp màng trắng đó có vị hơi chát, ngoài ra bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

Uống một chút nước muối trước khi ăn: Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, canh bí đao xanh, canh xương... 

Người mắc bệnh nên tránh ăn vải: Những người bị nhiệt miệng không nên ăn vải vì khi ăn sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn. Trong vải có hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết, vì vậy vải không có lợi với người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, những người bị mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp, lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh! 

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị