Bé bị đỏ da, mẩn ngứa trên mặt do đâu?

Trẻ có tiền sử bị dị ứng da hoặc mắc bệnh chàm thường bị ngứa da nhiều hơn khi Đông đến

Viêm da cơ địa dị ứng có dùng kem thảo dược hay thực phẩm chức năng được không?

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

Bổ sung vitamin B5 có giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa?

Ngừa viêm da cơ địa mùa lạnh

Chào bạn!

Theo như dấu hiệu bạn kể, tôi nghĩ bé bị viêm da cơ địaTriệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “ngứa - gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.

Mùa Đông, thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em phát triển. Bệnh thường bắt đầu trong năm đầu đời, bệnh thường thuyên giảm khi trẻ lớn lên. Để tránh những bệnh viêm da cơ địa nặng lên, bạn cần lưu ý một số điều sau. 

- Giữ sạch và làm ẩm da nhằm duy trì chức năng hàng rào bảo vệ của da là biện pháp cơ bản của điều trị bệnh. Nên tắm rửa trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Sau khi tắm cho bé xong cần bôi kem dưỡng ẩm cho bé.

Để hạn chế bệnh nặng lên, bạn cần cho bé tránh những yếu tố gây kích thích. Một số yếu tố khi tiếp xúc làm tăng viêm da cơ địa như: Mặc quần áo bằng len, trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông mèo, hóa chất tẩy rửa...

- Chỉ bôi thuốc kháng viêm, kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ, lưu ý bôi cùng với kem dưỡng ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm, tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng, hoặc nếu tổn thương da không giảm sau 1 tuần... để được khám và điều trị kịp thời.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội

Gia Hân H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị