Trẻ mọc nanh sữa thường quấy khóc, biếng ăn
Mỹ thu hồi đồ chơi nguy hiểm cho trẻ mọc răng
Mất mạng vì mọc răng khôn
Trẻ bị nôn, đỏ bừng mặt: Cẩn trọng tăng huyết áp
Trẻ bị sốt do mọc răng phải làm sao?
Chào bạn!
Nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh có tên khoa học là Gingival Cyst of Newborn hay nang lá răng (Dental Lamina Cyst) là một loại tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh. Nanh sữa ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng sau khi sinh.
Bản chất của nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại. Răng sữa thường mọc lúc trẻ được 5 - 6 tháng tuổi, tuy nhiên mầm răng thì đã được hình thành trong xương từ lúc trẻ vẫn còn trong bụng mẹ và trong quá trình hình thành mầm răng một số thành phần tế bào tham gia tạo răng đáng lẽ phải tiêu biến, nếu còn sót lại sẽ có thể tạo thành nang.
Đa số trường hợp nanh sữa không gây đau đớn hay khó chịu gì nhiều cho trẻ. Tuy nhiên, cũng có trẻ quấy khóc hoặc bỏ bú do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau khi chạm phải. Khi bị nhiễm khuẩn, nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng thậm chí còn bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ.
Khi trẻ bị nanh sữa, cha mẹ cần theo dõi xem nanh sữa có gây khó chịu gì cho trẻ không, trẻ quấy khóc, sốt, bỏ bú hay không… Nếu không có các dấu hiệu trên thì chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sau các lần bú và theo dõi các nanh này. Bình thường, nanh sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần.
Khi nanh có dấu hiệu nhiễm khuẩn gây đau, khó chịu cho trẻ cần đưa trẻ đến khám nha sỹ để chích nanh. Nanh sữa có thể tái phát sau khi chích nhưng sẽ ở vị trí khác.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
PGS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội
Bình luận của bạn