Trẻ bị nôn, đỏ bừng mặt: Cẩn trọng tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

7 lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp

Cà phê gây ảnh hưởng tới chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp do đâu?

Bệnh nhân tăng huyết áp có nên dùng aspirin?

Cẩn trọng khi trẻ nôn, đỏ bừng mặt

Mặc dù có nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của trẻ nhưng bệnh tăng huyết áp ở trẻ lại khó được phát hiện. Bởi, khi trẻ có những biểu hiện như nhức đầu, buồn nôn, ù tai, đỏ bừng mặt… thì cha mẹ thường nghĩ đến các bệnh lý khác khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Trẻ em bị tăng huyết áp thường có các dấu hiệu như đau nhức đầu, đau gáy vào buổi sáng, chóng mặt, mệt mỏi, chảy máu cam, yếu liệt tay chân, co giật hoặc trẻ em bị béo phì, chậm phát triển, da xanh xao, hay đổ mồ hôi, tiểu ra máu. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tăng huyết áp có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Trẻ tăng huyết áp thường có các dấu hiệu như đỏ mặt, buồn nôn

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: “Bệnh tăng huyết áp ở trẻ nguy hiểm không khác gì căn bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi. Tăng huyết áp ở trẻ cũng gây ra các biến chứng như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch… 

Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ em

Béo phì và thừa cân làm tăng khả năng tăng huyết áp ở trẻ gấp 3 lần. Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng khiến trẻ bị tăng huyết áp.

Trẻ mắc các bệnh về thận hay bị hẹp động mạch thận: Sở dĩ tăng huyết áp có liên quan tới bệnh thận là do thận của trẻ bị tổn thương nên không còn hoạt động hiệu quả để điều hòa giữ huyết áp ở mức bình thường. Có thể nói, tăng huyết áp là nguyên nhân đầu tiên gây suy thận và cũng là biến chứng do bệnh thận. Nếu huyết áp của trẻ tăng cao cần kiểm tra, xét nghiệm chức năng thận.

Trẻ béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn

- Trẻ bị bệnh về động mạch chủ

-  Trẻ xem tivi hay chơi game quá lâu sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp

Hơn thế nữa, trẻ sơ sinh cũng có thể bị tăng huyết áp. Nguyên nhân là do những biến chứng của sinh non như huyết khối trong động mạch thận hay loạn sản phế quản phổi. Nguyên nhân thường gặp khác ở trẻ sơ sinh là bất thường thận bẩm sinh và hẹp eo động mạch chủ. 

Làm gì để phòng tăng huyết áp ở trẻ

Để phòng tăng huyết áp ở trẻ, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và đo huyết áp định kỳ. Đây là biện pháp đơn giản và ít tốn kém nhất để kiểm soát bệnh tật của con mình. Để kiểm soát huyết áp của trẻ, cha mẹ nên ghi lại huyết áp mỗi lần kiểm tra (cùng với chiều cao, cân nặng và tuổi). Bên cạnh đó, cha mẹ nên thay đổi lối sống cho trẻ bị tăng huyết áp:

Đo huyết áp định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp ở trẻ

- Nếu bé quá nặng cân, béo phì thì áp dụng các chế độ ăn giảm cân cho bé. Nên giảm bớt thức ăn nhiều dầu mỡ. Nên ăn thức ăn có chứa nhiều các chất kali, calci, magne để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định.

- Tránh các yếu tố làm tăng huyết áp như khói thuốc, các loại thuốc khác có tác dụng phụ làm tăng huyết áp, không nên cho trẻ em tivi nhiều.

Tập thể dục thường xuyên, hỏi bác sỹ để biết bài tập nào phù hợp với thể trạng của trẻ.

Tăng huyết áp ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên thường bị tăng số huyết áp dưới, ví dụ 120/95mmHg, trong khi tăng huyết áp ở người cao tuổi thường là tăng số huyết áp trên, ví dụ 170/80mmHg. Chẩn đoán huyết áp cao ở trẻ cần phải dựa vào ít nhất 3 lần đo khác nhau. Để theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên hỏi bác sỹ để biết chính xác trị số huyết áp bình thường tùy vào độ tuổi, giới tính và cân nặng.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ