Bệnh nhân đái tháo đường có nên sử dụng mì chính không?

Bệnh viện Hữu Nghị tổ chức "Ngày hội chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường"

Đái tháo đường: Các tín hiệu ‘SOS’ của đường huyết

Đột phá mới trong điều trị đái tháo đường type 1

Bệnh gout có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường

 


Không có mối tương quan nào giữa việc sử dụng mì chính với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

 

PSG.TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị: Về nguyên tắc, bệnh nhân đái tháo đường nên ăn hạn chế các thực phẩm có hàm lượng bột đường cao như cơm, bánh kẹo, nước ngọt…

Mì chính được sản xuất từ các nguyên liệu chứa tinh bột hoặc đường như mía và sắn nhưng qua quá trình sản xuất bằng phương pháp lên men, toàn bộ đường trong nguyên liệu đã được chuyển hóa thành glutamate - thành phần chính của mì chính. Glutamat là một loại acid amin cấu thành chất đạm. Về bản chất, glutamat trong mì chính không khác với glutamat có nhiều trong thực phẩm (thịt, rau củ quả, sữa…) và sau khi vào cơ thể nhanh chóng được hấp thụ tại ruột.

 Như vậy, ở mức sử dụng mì chính thông thường, không có mối tương quan nào giữa việc sử dụng mì chính với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị