Đái tháo đường: Các tín hiệu ‘SOS’ của đường huyết

Người bị mắc bệnh đái tháo đường phải kiểm soát đường huyết rất chặt chẽ bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng

Đột phá mới trong điều trị đái tháo đường type 1

Bệnh gout có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Thoái hóa võng mạc: Biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường

Tìm hiểu về "tiền đái tháo đường"

Đái tháo đường: Hiểu đúng để chiến thắng

1.       Khát nước và đi tiểu nhiều

Khát nước và đi tiểu thường xuyên là hai dấu hiệu kinh điển của bệnh đái tháo đường. Khi lượng đường trong máu cao, thận  sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc thải đường, vì thế thận sẽ lọc nước nhanh hơn và đó là lý do tại sao bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.

Cơn khát là cách cơ thể thông báo cho bạn biết cần phải bổ sung thêm lượng chất lỏng đã mất, nếu không bạn có thể bị mất nước.

Khát nước và đi tiểu thường xuyên là hai dấu hiệu thường gặp của bệnh đái tháo đường

2.       Mệt mỏi

Mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu bạn đang cao hơn ngưỡng cho phép. Nguyên nhân là do phần lớn đường nằm trong máu thay vì được vận chuyển tới các tế bào của cơ thể, vì vậy, cơ bắp không có đủ nhiên liệu để giải phóng năng lượng. Người đái tháo đường có thể chỉ cảm thấy hơi mệt nhưng cũng có thể cực kỳ mệt mỏi, đặc biệt là sau khi ăn no.

3.      Chóng mặt

Hạ đường huyết ở người bị đái tháo đường, nghe có vẻ lạ nhưng việc sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này. Chóng mặt hoặc run rẩy là một trong những dấu hiệu của hạ đường huyết.

Chóng mặt hoặc run rẩy là một trong những dấu hiệu của hạ đường huyết

Não bộ cần glucose để hoạt động, vì vậy việc giảm lượng đường trong máu sẽ gây nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Uống một ly nước ép trái cây có thể làm tăng đường huyết trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng run và chóng mặt lặp lại thường xuyên, bạn nên đi khám để được tư vấn điều chỉnh chế độ ăn và uống thuốc nếu cần.

4.       Phù tay, chân

Cao huyết áp và đái tháo đường là hai nguyên nhân phá hủy chức năng lọc của thận theo thời gian. Khi đó, nước sẽ tích tụ trong cơ thể gây nên tình trạng phù tay, chân – một dấu hiệu cảnh báo của bệnh thận. Có thể duy trì chức năng thận bằng cách sử dụng thuốc đái tháo đường hoặc huyết áp theo đúng chỉ định và bổ sung dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sỹ.

5.       Tê bì hoặc ngứa ran

Đái tháo đường mạn tính có thể gây tê bì tay, chân

Đái tháo đường mạn tính có thể gây ra tổn thương thần kinh ngoại biên, biểu hiện là bàn tay và bàn chân bị tê bì hoặc ngứa ran, mất cảm giác đau và cảm giác nhiệt. Những người bị tổn thương thần kinh ngoại biên thường không cảm thấy đau khi bị thương nhưng cũng có thể quá nhạy cảm với sự đau đớn (cảm thấy đau dữ dội hơn).

6.       Đau dạ dày

Bệnh đái tháo đường cũng làm tổn hại các dây thần kinh chi phối chức năng dạ dày. Liệt dạ dày là tình trạng cơ quan này không tiêu hóa thức ăn kịp thời, bạn có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc tiểu tiện không tự chủ. Một số người gặp khó khăn khi ăn uống hoặc nuốt. Bệnh liệt dạ dày cũng làm cản trở việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường cũng làm tổn hại các dây thần kinh chi phối chức năng dạ dày

7.       Thị lực giảm

Đường máu cao và huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn. Bệnh võng mạc đái tháo đường – xảy ra khi các mạch máu trong mắt bị vỡ – là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn. Khi mắt bạn bị mờ, nhìn thấy đốm đen hoặc ánh sáng nhấp nháy, bạn nên đến bác sỹ nhãn khoa để kiểm tra.

Tình trạng mắt nhìn thấy đốm đen (bên phải)

8.       Sụt cân

Sụt cân nhanh chóng là dấu hiệu đường huyết đang ở mức cao

Giảm cân là một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị sụt cân một cách nhanh chóng và không mong muốn, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy đường huyết đang ở mức cao. Khi nồng độ glucose trong máu cao, cơ thể sẽ đào thải bớt thông qua nước tiểu, quá trình này cũng sẽ lấy đi nước và calo khiến bạn sụt cân trong thời gian ngắn.

9.       Mắc các bệnh truyền nhiễm

Người bị đái tháo đường có thể bị mắc lại nhiều lần bệnh viêm tai giữa

Mắc lại các bệnh truyền nhiễm nhiều lần đôi khi cũng là dấu hiệu cho thấy lượng đường máu cao. Một số bệnh truyền nhiễm thường thường gặp là: bệnh về nướu, nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm da hoặc nấm men ở phụ nữ. Bên cạnh đó, người bị đái tháo đường có thể mắc viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng thận và túi mật, nhiễm trùng tai giữa…

10.   Vết thương khó lành

Chăm sóc các vết thương dù là nhỏ nhất rất quan trọng để tránh bệnh truyền nhiễm ở người bị đái tháo đường

Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, các vết thương và vết bầm tím sẽ rất chậm lành. Lượng đường trong máu cao sẽ khiến các vết xước nhỏ nhất cũng trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi mạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và chữa lâu khỏi, thậm chí không thể khỏi.

Kim Chi H+ (Theo webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học