Đột phá mới trong điều trị đái tháo đường type 1

Các nhà khoa học đã có thể chuyển đổi tế bào gốc sang tế bào chức năng Beta

Tiền đái tháo đường - Nguy cơ và cách phòng tránh

Bệnh gout có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Phương pháp mới phát hiện sớm đái tháo đường type 2

Phát hiện gene liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 - Phát hiện thì đã muộn?!

Ở những người bị đái tháo đường type 1, các tế bào Beta (có chức năng sản sinh insulin, kiểm soát lượng đường trong máu) bị phá hủy bởi cơ chế tự miễn của cơ thể.

GS. Doug Melton, đứng đầu nhóm nghiên cứu, đã phát hiện ra một hỗn hợp hóa chất có thể chuyển đổi tế bào gốc sang tế bào chức năng Beta. Ông đang cố gắng thay thế khoảng 150.000 tế bào Beta bị mất bằng công nghệ tế bào gốc.

Thử nghiệm trên những con chuột bị đái tháo đường type 1 cho thấy, các tế bào được tạo ra có thể sản xuất insulin và kiểm soát lượng đường máu trong vòng vài tháng.

Các tế bào Beta được tạo thành trong cơ thể chuột

Tuy nhiên, theo GS. Melton, khi các tế bào Beta được tiêm vào người, chúng vẫn phải đối mặt với cơ chế tự miễn và vẫn có nguy cơ bị phá hủy.

Sarah Johnson thuộc tổ chức từ thiện JDRF, nhà tài trợ của nghiên cứu, cho biết: “Đây vẫn chưa phải là một phương pháp điều trị. Việc thay thế các tế bào Beta và tắt các phản ứng miễn dịch gây bệnh vẫn đang là mục tiêu dài hạn”.

Phát hiện mới này làm dấy lên hy vọng có thể điều trị dứt điểm bệnh đái tháo đường type 1. Thách thức tiếp theo sẽ là bảo vệ các tế bào Beta mới khỏi các phản ứng miễn dịch trong cơ thể và duy trì chức năng dài hạn của các tế bào này.

Kim Chi (H+ Theo BBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết