Trẻ em bị bàn chân bẹt nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại bình thường của trẻ
Nhận biết và nguy cơ của người có bàn chân "sướng"
Điều trị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ
Cách chọn giày chuẩn cho người bị viêm khớp dạng thấp
Làm sao để chấm dứt cơn đau đầu do huyết áp thấp?
Bác sỹ Nhi khoa Alan Greene - người sáng lập trang web Dr.Greene.com trả lời:
Chào bạn!
Bàn chân phẳng (hay còn gọi là bàn chân bẹt) xảy ra khi vòm ở lòng bàn chân phẳng, cho phép toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên. Hầu hết mọi người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến bàn chân phẳng. Nhưng một số người có bàn chân phẳng bị đau chân, đặc biệt là gót chân hay khu vực vòm. Cơn đau có thể tăng lên khi hoạt động. Sưng dọc theo bên trong mắt cá chân cũng có thể xảy ra.
Vòm bàn chân hình thành vào khoảng 2-3 tuổi rồi hoàn chỉnh dần đến khi 10 tuổi. Có 50% trẻ 3 tuổi bị bàn chân bẹt, nhưng đến khi 6 tuổi chỉ còn 25% và giảm xuống dưới 20% ở người trưởng thành. Có 2 dạng bàn chân phẳng là bàn chân phẳng loại mềm và bàn chân phẳng loại cứng.
Các bé có bàn chân phẳng mềm thường không bị đau đớn và khi lớn lên sẽ có vòm bàn chân như bình thường. Ngược lại, bàn chân bẹt loại cứng thường khiến trẻ đau chân và tình trạng này có thể kéo dài đến suốt đời.
Nếu bé có bàn chân phẳng loại cứng cần được cha mẹ hướng dẫn bé cách làm ấm và kéo giãn gân gót. Nên dùng miếng lót đế giày hoặc giày có gót cao hơn mũi để tránh quá tải cho bàn chân. Bác sỹ cũng có thể cho bé sử dụng cụ hỗ trợ vòm (dụng cụ chỉnh hình). Dụng cụ hỗ trợ vòm không giúp chữa bàn chân phẳng nhưng nó có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau đớn do bàn chân phẳng mang lại.
Để theo dõi xem tình hình bàn chân phẳng ở trẻ có được cải thiện không thì bạn nên đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và chụp X-quang.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn