Khi bị vết thương hở ngoài da, bạn nên tiêm phòng uốn ván
Báo động tình trạng nhiễm uốn ván từ những vết thương nhỏ
Bà bầu có nên tiêm phòng uốn ván không?
Tại sao phụ nữ mang thai phải tiêm phòng uốn ván?
Suy giảm trí nhớ sau tiêm vaccine phòng dại, uốn ván phải làm sao?
Theo ThS. BS Nguyễn Hiền Minh - Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC, uốn ván là một bệnh nguy hiểm, điều trị dài ngày, tốn kém, và có tỷ lệ tử vong cao. Vi trùng uốn ván có mặt khắp nơi, xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, thậm chí cả những vết thương rất nhỏ. Bệnh nhân mắc bệnh uốn ván dễ bị tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.
Đối với những người bị thương, nếu đã được miễn dịch cơ bản đầy đủ bằng vaccine hoặc đã được tiêm liều vaccine nhắc lại trong vòng 5 năm thì không cần tiêm nữa. Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị nhiễm uốn ván thì bạn nên tiêm ngay vaccine uốn ván. Đối với các trường hợp có tiền sử tiêm vaccine không rõ, cần tiêm huyết thanh kháng uốn ván phối hợp với vaccine uốn ván.
Các mũi tiêm ngừa uốn ván:
- Lần 1: Tiêm 2 mũi 1 lúc. Mũi thứ nhất là mũi huyết thanh uốn ván Tetanus 1500DV, chích trong vòng 24 tiếng kể từ khi bị trầy xước. Mũi thứ hai là mũi vaccine uốn ván VAT, tiêm cùng lúc với mũi thứ nhất. Vì mũi huyết thanh hơn 10 ngày sẽ hết tác dụng, nếu không tiêm huyết thanh chỉ tiêm vaccine thì nửa tháng sau mới tạo được kháng thể ngừa được bệnh. Do đó, mũi đầu tiên luôn là tiêm huyết thanh để phòng bệnh tức thì, nhưng hiệu quả ngắn nên phải tiêm mũi vaccine uốn ván sau.
- Lần 2: Mũi thứ 3, tiêm sau đó 1 tháng.
- Lần 3: Mũi thứ 4 tiêm sau đó 6 tháng.
- Lần 4: Mũi thứ 5, tiêm sau đó 12 tháng.
Để xác định tình trạng của bạn có cần tiêm lại vaccine uốn ván hay không, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám kỹ càng.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn