Đa số các trường hợp đau bụng khi mang thai không đáng lo lắng
Bà bầu có nên kiêng ăn ốc không?
Bà bầu có nên áp dụng kỹ thuật đẻ không đau?
Có bầu càng cần tập thể dục!
Bí kíp giữ sức khoẻ cho bà bầu ngày hè
Trả lời:
Bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y khoa Thái Hà, cho biết:
Chào bạn! Vào tháng đầu thai kỳ, hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những ngày tuần đầu, cảm giác đau sẽ rõ rệt hơn. Bà bầu bị đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân:
Đau bụng do đầy bụng, khó tiêu: Bà bầu thường bị đầy bụng do khi mang thai, áp lực tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
Đau bụng do dây chằng: Do tử cung của bà bầu phát triển trong thời gian mang thai, các dây chằng phải căng ra và dày lên để thích ứng và nâng đỡ tử cung. Đau dây chằng là hiện tượng đau nhói hoặc đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn. Thông thường thời điểm bà bầu bị đau dây chằng thường là 3 tháng giữa của thai kỳ với những cơn đau nhẹ và sẽ tăng ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Trên đây là các triệu chứng đau bụng ở bà bầu được coi là bình thường và an toàn trong thai kỳ. Nhưng nếu mẹ bầu bị đau bụng đi kèm những triệu chứng sau thì cần đi khám, không được chậm trễ.
Nếu chậm kinh mà bị đau vùng bụng dưới, đau âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói, chảy máu âm đạo... thì mẹ bầu cần phải nghĩ ngay đến việc mang thai ngoài tử cung và nên đến bệnh viện ngay lập tức. Khi mang thai, nếu thấy vùng bụng đau nhói bất thường, có thể kéo dài thèm theo cơn đau ở vùng lưng dưới thì nên đi khám ngay vì rất có thể bà bầu bị sảy thai. Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu bị đau đầu nặng, đau dữ dội ở vùng bụng trên, bị phù ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù bàn tay, buồn nôn... thì cần đi gặp bác sỹ ngay vì rất có thể mẹ bầu bị tiền sản giật.
Khi bà bầu bị đau bụng, tuyệt đối không dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa được sự đồng ý của bác sỹ; Nên chú trọng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý trong thai kỳ, uống đủ nước, tăng cường chất xơ...
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn