Không điều trị bệnh động kinh để lại hậu quả gì?

Động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng thì khả năng khỏi bệnh là rất cao

Khi nào co giật do sốt phát triển thành bệnh động kinh?

Trẻ co giật nhẹ khi ngủ, lơ đãng, hay nháy mắt là bệnh gì?

Phẫu thuật não có chữa khỏi bệnh động kinh?

Phát hiện trẻ lên cơn co giật cha mẹ cần làm gì?

PGS.TS Nguyễn Đức Hinh – Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, cho biết:

Chào bạn!  

Động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng khỏi bệnh là rất cao. Bệnh động kinh có nhiều nguyên nhân gây ra như do khi sinh bị ngạt, do chấn thương vùng đầu, hậu quả của sốt cao, co giật, viễm não, u não, di truyền chiếm khoảng 2 – 5%... nhưng tới một nửa các trường hợp bị bệnh không tìm thấy nguyên nhân.

Nếu bạn của bạn không điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì các cơn co giật sẽ ngày một nhiều lên, lâu dần sẽ dẫn đến rối loạn hành vi, suy giảm trí nhớ. Những cơn co giật kéo dài cũng sẽ làm cho hệ miễn dịch yếu đi, dễ nhiệm các bệnh khác. 

Đặc biệt, nếu cơn co giật xuất hiện vào lúc bạn của bạn đang lái xe, điều khiển máy móc hay đứng trên cao thì sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.

Điều trị bệnh động kinh cần phải kiên trì, bạn của bạn cần phải sử dụng thuốc trong khoảng tháng 3 tới tháng 5 bệnh mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn và chỉ dừng thuốc ít nhất sau 2 năm không xuất hiện cơn co giật. Điều quan trọng nhất đối với bạn của bạn lúc này là sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, người thân, bạn bè và những người xung quanh… để họ không cảm thấy mặc cảm và có quyết tâm để điều trị.

Qua rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy sự thiếu hụt của Gamma aminobutyric acid (GABA) – chất dẫn truyền thần kinh ức chế được cho là nguyên nhân chính gây ra những cơn co giật do động kinh. Vì vậy, việc bổ sung GABA là một hướng đi mới nhằm làm giảm tần suất và mức độ co cứng, co giật.

Bạn có thể bổ sung GABA bằng nhiều con đường khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên. Nhiều nghiên cứu của các trường đại học lớn tại Trung Quốc được công bố trên tạp chí quốc tế cho thấy Rhynchophyline – hoạt chất chính trong Câu đằng có khả năng thúc đẩy làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể. Mặt khác nó cũng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ tế bào thần kinh tương tự như thuốc chống co giật. Sự phối hợp GABA với câu đằng có thể được coi là giải pháp hoàn hảo giúp hỗ trợ cho thuốc điều trị bệnh động kinh, giảm mức độ của các cơn co giật và dự phòng tái phát động kinh.

Chúc bạn của bạn sớm khỏi bệnh!

Thùy Trang H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị