Uống hormone thay thế dễ mắc bệnh tim?

Phụ nữ mãn kinh nên cẩn trọng khi sử dụng liệu pháp hormone thay thế

Những triệu chứng thường gặp khi mang thai

Cẩn thận với liệu pháp hormone thay thế

Mãn kinh: Liệu pháp hormone thay thế làm tăng nguy cơ ung thư vú

Hormone thay thế HRT - Con dao hai lưỡi với sức khỏe!

Chào bạn!

Liệu pháp hormone thay thế có những tác động không tốt đến sức khỏe người phụ nữ nếu sử dụng một thời gian dài, đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, tác động này phụ thuộc vào liều dùng, cũng như độ tuổi của người phụ nữ

Ở phụ nữ dưới 55 tuổi, liệu pháp này có thể giúp họ ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh lý tim mạch. Nhưng với những người trên 55, liệu pháp này có thể khiến họ phải đối mặt với nguy cơ này. Và các chuyên gia y tế gọi đó là “hiệu ứng tuổi”.

Khi sử dụng liệu pháp hormone, thông thường bác sỹ sẽ kê kết hợp estrogen và progestin. Estrogen giúp làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như nóng bừng. Progestin làm giảm nguy cơ ung thư tử cung.

Như câu hỏi của bạn, tác động của liệu pháp này với bệnh lý tim mạch, tôi sẽ tập trung vào căn bệnh tim phổ biến nhất: Xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch xuất hiện do sự tích tụ của các mảng cholesterol trong thành động mạch cung cấp máu cho tim. Khi những mảng bám này phát triển, nó ngăn cản dòng máu chảy qua động mạch đến nuôi cơ tim, khiến một phần cơ tim yếu đi, có thể ngừng đập và cơ chết. Và khi đó, một cơn đau tim, nhồi máu cơ tim xuất hiện.

Các mảng cholesterol thường hình thành dưới lớp màng thành động mạch. Tuy nhiên, lớp màng này dễ bị tổn thương, dễ bị viêm do nhiều lý do. Khi lớp màng bị rách, mảng bám cholesterol tràn vào động mạch, một cục máu đông hình thành, trôi theo dòng máu. Khi cục máu đông này đến các mạch máu nhỏ, gây tắc, làm giảm hoặc ngưng hẳn máu đi nuôi cơ tim gây nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... 

Một số nghiên cứu đã cho thấy, estrogen nội sinh giúp làm chậm, ngăn ngừa sự phát triển của mảng bám. Tuy nhiên, 10 năm sau khi mãn kinh, người phụ nữ bị các mảng bám đe dọa nhiều hơn, do lượng estrogen trong cơ thể giảm sút. Thế nhưng, estrogen còn làm tăng tình trạng viêm trong thành mạch, khiến máu dễ đông hơn. Vì vậy, estrogen tại làm tăng nguy cơ đau tim.

Một nghiên cứu mới được công bố vào tháng 3/2016 tại New England Journal of Medicine cũng đã chỉ ra những thông tin trên. Các nhà nghiên cứu đã chia 600 phụ nữ thành 2 nhóm: Nhóm 1 đã mãn kinh dưới 6 năm và nhóm 2 mãn kinh trên 6 năm. Nhóm thứ 1 dùng liệu pháp hormone thay thế trong 7 năm, nhóm thứ 2 dùng giả dược. Ở nhóm 1, liệu pháp hormone làm chậm sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch, trong khi ở nhóm 2 thì không có tác động này.

Có một số nghiên cứu khác cũng đưa đến kết quả tương tự. Ngoài ra, các nghiên cứu ở động vật – bao gồm cả khỉ, mà về mặt sinh học tương tự như con người – đều cho kết luận về “hiệu ứng tuổi”.

Như vậy, với bạn, mới mãn kinh 3 năm, trừ khi bạn có bệnh lý tim mạch kèm theo hoặc có các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim, thì bạn không nên dùng liệu pháp hormone thay thế nữa. Còn nếu bạn không có những yếu tố trên, liệu pháp hormone thay thế có khả năng bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ít nhất là 3 năm nữa.

Chúc bạn sức khỏe!

BS Anthony Komaroff -  Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị